Đau đầu Migraine có nguy hiểm không? Chớ xem thường

Những cơn đau đầu thoáng qua tưởng chừng như không nguy hiểm nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ là căn bệnh gây thương tật và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng làm việc và sinh hoạt của người bệnh. Cùng tìm hiểm bệnh đau đầu migraine là gì? Và có nguy hiểm như thế nào? ở bài viết bên dưới nhé

Đau đầu migraine là gì?

Đau đầu migraine là chứng bệnh phát sinh ở vùng đầu, vùng trán, cơn đau tăng khi người bệnh gắng sức làm công việc nào đó, ảnh hưởng đến cả các hoạt động ăn ngủ, đi bộ, leo cầu thang. Ngoài cơn đau còn kèm theo các triệu chứng như: buồn nôn, sợ ánh sáng, tiếng ồn, đau tưởng chừng các sợi thần kinh trong đầu sắp căng đứt ra, có khi đau theo kiểu mạch đập. Cơn đau xảy ra bất chợt ở một điểm hoặc di chuyển nhiều điểm hoặc có thể dưới dạng cảm giác tê bì và châm chích lan rông ở cùng một bên mặt.

dau-dau-migraine

Bệnh thường xảy ra với độ tuổi từ 20 đến 50 tuổi, thường do các bệnh lý như: trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, hội chứng đại tràng kích thích gây ra.

Nguyên nhân gây đau đầu migraine

Có nhiều tác nhân gây kích hoạt đau nửa đầu bao gồm:

Mất ngủ kéo dài

Bị trầm cảm, stress

Do phản ứng với các yếu tố như: ánh sáng mạnh, khói thuốc lá, nước hoa tiếng ồn

Thời tiết thay đổi đột ngột

Thay đổi các yếu tố nội tiết (kinh nguyệt hoặc dùng thuốc ngừa thai)

Rượu bia, sô-cô-la, phô-mai, thức ăn đóng hộp, bột ngọt, đường hóa học…

Ăn uống không đủ bữa

Các chấn thương đầu, cổ…

Điều trị đau đầu migraine ở nhà

Khi bị đau đầu migraine người bệnh không nên hoang mang lo lắng, có thể khiến bệnh tình nguy hiểm hơn, người bệnh nên như nằm nghỉ trong phòng tối, yên tĩnh, đầu kê gối; đắp khăn lạnh bên nửa đầu bị đau; tránh khói thuốc lá và mùi hôi nồng nặc; thư giãn, ngủ nếu có thể; cũng có thể dùng kỹ thuật thiền, yoga.

Chế độ ăn uống nên thay đổi tăng cường các vitamin A, B , D, E

Hạn chế tuyệt đối sử dụng các chất kích thích khi đang điều trị

Luôn giữ tâm trí thoải mái, trách các áp lực đến hệ thần kinh như: công việc cần suy nghĩ nhiều, áp lực suy nghĩ gia đình con cái.

Bệnh đau nửa đầu migraine là bệnh rất thường gặp, dễ chẩn đoán, dễ tái phát nên cần được theo dõi và điều trị lâu dài. Người bệnh nên dành thời gian tái khám và phối hợp điều trị với bác sĩ trong việc dùng thuốc đủ liều được chỉ định và kiên trì cho đủ thời gian điều trị nhằm đảm bảo khả năng phục hồi tối đa.

Các biện pháp phòng tránh bệnh đau đầu migraine

Giải tỏa stress: Stress là một trong những yếu tố thuận lợi góp phần làm bộc phát hoặc làm nặng thêm một số bệnh của hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ tim mạch… Đồng thời, stress hạn chế hiệu quả điều trị bệnh nhất là đối với người bệnh đau đầu migraine

Kết hợp luyện tập thế dục và nghỉ ngơi: Chúng ta không nên để cơ thể mệt mỏi quá sức chịu đựng hoặc mệt mỏi kéo dài. Cần phải cân đối, điều hòa luyện tập thể thao kết hợp rèn luyện trí óc, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

Ngủ đủ giấc: ít nhất khoảng 7 giờ mỗi ngày. Thời gian ngủ rất quan trọng trong việc giúp cơ thể đào thải độc tố và hồi phục sức khỏe sau một ngày làm việc. Nếu không ngủ đủ giấc kéo dài, sẽ không chỉ mắc phải chứng đau nửa đầu, chóng mặt mà còn nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Bỏ thói quen có hại: không nên uống rượu, bia, hút thuốc lá. Một số thực phẩm/ thuốc có thể gây ra nhức đầu, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị, không nên tự ngưng thuốc khi đang điều trị các bệnh phối hợp khác như tăng huyết áp hoặc đang điều trị bệnh tim động mạch vành…