Top 6 tuyệt chiêu chữa rối loạn tiền đình không cần thuốc

Rối loạn tiền đình – căn bệnh ngày càng trẻ hóa và thường gặp ở giới văn phòng do tính chất công việc ngồi nhiều, ít vận động, lâu ngày làm co thắt động mạch cột sống thân nền, khiến tình trạng thiếu máu nuôi vùng não bộ gây ra bệnh rối loạn tiền đình. Hãy cùng tham khảo một số phương pháp chữa rối loạn tiền đình không cần dùng thuốc dưới đây để có thể có được những kết quả đáng kinh ngạc nhé.

Top 6 tuyệt chiêu chữa rối loạn tiền đình không cần thuốc

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt

Hàng ngày bệnh nhân rối loạn tiền đình dùng ngón tay trỏ hoặc giữa, day bấm các huyệt như ấn đường, hợp cốc, thần đình, bách hội, túc tam lý, phong trì, tam âm giao…

Day ấn huyệt từ 5-10 phút/lần, mỗi ngày vài lần

Xoa trán: Dùng 3 ngón tay trỏ giữa và áp út chụm lại rồi xoa toàn bộ trán qua lại xoa 20 – 30 lần, sau đó xoa và miết, bóp dọc hai bên cung lông mày. Công dụng: Điều hòa khí huyết thanh can giáng hỏa, định thần, điều trị chứng đau đầu chóng mặt buồn nôn.

Xoa sau gáy: Dùng cả bàn tay úp sau đó lại xoa dọc lên xuống hai bên sau gáy, lên rồi xuống 20 – 30 lần. Công dụng: Thư giãn các cơ, tăng cường máu lên não.

Xoa hai ổ mắt: Úp hai bàn tay lấy hai ngón tay trỏ và giữa sau đó xoa vòng quanh mắt theo chiều kim đồng hồ, xoa mỗi lần 20 đến 30 vòng. Công dụng: Làm cho mắt tinh, định thần, khai thông khí giúp huyết tăng cường máu lên não…

Xoa đỉnh đầu: Dùng ba ngón tay trỏ giữa và kế út, úp lại ngón giữa để chính giữa đỉnh đầu (huyệt bách hội).

Ngâm chân bằng nước ấm

Thực hiện ngâm chân bằng nước ấm là phương pháp chữa rối loạn tiền đình tại nhà cực kỳ hiệu quả bạn không nên bỏ qua. Vì theo các nhà nghiên cứu, chân là nơi tập trung các huyệt đầu của nhiều dây thần kinh quan trọng trong cơ thể. Nước ấm có chức năng dẫn hỏa quy nguyên, kéo hỏa đi xuống, từ đó làm giảm các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu cùng nhiều chứng hư tỏa khác.

chua-roi-loan-tien-dinh-khọng-can-dung-thuoc

Cách thực hiện

Khi ngâm chân nên dùng nước ấm với nhiệt độ từ 40 – 45 độ C, đây là nhiệt độ vừa đủ để bạn ngâm chân mà không bị bỏng.

Mỗi lần ngâm khoảng 20 – 30 phút với tần suất 1 – 2 lần/ ngày giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiền đình.

Sử dụng các loại thảo dược

So với thuốc Tây thì phương pháp chữa trị rối loạn tiền đình nhờ thảo dược tự nhiên tương đối an toàn hơn và phù hợp với các đối tượng khác nhau. Một số loại dược liệu tốt cho người bị rối loạn chức năng tiền đình như:

Rễ đinh lăng: Rễ cây đinh lăng là dược liệu có chức năng an thần, dưỡng não và lưu thông khí huyết tốt, vì vậy mà có thể giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng suy giảm chức năng hệ thống tiền đình. Loại thảo dược này còn có rất giàu vitamin khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng, chống mệt mỏi. Người bệnh có thể dùng rễ đinh lăng sắc lấy nước hoặc ngâm rượu dùng đều được.

Ngải cứu: Ngải cứu được biết đến với công dụng điều hòa và lưu thông khí huyết, kích thích máu tuần hoàn lên não hiệu quả. Vì vậy, các triệu chứng rối loạn tiền đình như chóng mặt, nhức đầu, hay choáng váng, người nôn nao khó chịu… có thể được cải thiện rõ rệt khi bạn sử dụng loại dược liệu này. Để có thể đạt hiệu quả chữa rối loạn tiền đình cao nên kết hợp ngải cứu với lá khuynh diệp và lá bưởi nấu sôi và xông hơi.

Hoa cúc khô: Hoa cúc khô là loại dược liệu vô cùng lành tính rất tốt cho não bộ con người, giúp xoa dịu đầu óc, giảm căng thẳng, lo âu và giảm stress, an thần nhờ hoạt chất apigenin có khả năng chống oxy hóa tự nhiên. Người bị bệnh rối loạn tiền đình nên sử dụng trà hoa cúc mỗi ngày 1 ly, đặc biệt khi bùng phát cơn chóng mặt, nhức đầu để đạt hiệu quả tốt nhất.

Tập luyện Yoga

Yoga là một bộ môn thể dục thể thao đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Đặc biệt nó còn là một trong những cách giúp chữa trị rối loạn tiền đình tại nhà cực kỳ hiệu quả mà không cần phải sử dụng đến thuốc.

Một số bài tập yoga được các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân rối loạn tiền đình thực hiện thường xuyên như:

Động tác gập người về phía trước: Thực hiện động tác trong tư thế đứng cúi gập người và bắt chéo chân. Động tác này giúp cải thiện cảm giác cân bằng, khả năng tập trung và kéo căng các cơ như hông, đùi, vai, bắp chân, lưng trên;

Động tác quỳ gối và duỗi cơ hông: Được thực hiện trong tư thế quỳ một chân trên sàn hay mặt đất sao cho lực được dồn xuống chân quỳ gối. Động tác này giúp xoa dịu não bộ, giảm thiểu căng thẳng và tăng cường sức mạnh cho cánh tay, chân

Động tác lướt sóng: Được thực hiện trong tư thế mở rộng chân bên trái, chân phải quỳ gối và hai tay sải rộng. Động tác này giúp cơ thể tìm lại cảm giác cân bằng và tăng cường sức mạnh cho các nhóm cơ tay, chân, bụng…

 Ăn uống lành mạnh

Các chuyên gia cho biết người bị rối loạn tiền đình nên có một chế độ dinh dưỡng khoa học nhằm hỗ trợ khắc phục các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, giảm các nguy cơ căng thẳng vì thiếu máu não và phòng ngừa đột quỵ do bệnh rối loạn tiền đình gây ra. Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt người bệnh không nên bỏ qua:

Nhóm thực phẩm giàu acid folic: Có tác dụng khắc phục các rối loạn chức năng của hệ thống tiền đình, phục hồi khả năng duy trì cân bằng trong việc đi lại, hoạt động. Điển hình như bông cải xanh, súp lơ, đậu bắp, hạt hướng dương, hạnh nhân, đậu xanh, măng tây, đậu đen…

Nhóm thực phẩm giàu vitamin B6: Giúp duy trì sự mạnh khoẻ cho hệ thống thần kinh. Một vài loại thực phẩm quen thuộc như cá béo, thịt gà không da, rau bina, cà chua, ngũ cốc, khoai lang, khoai tây, bí ngô, các loại đậu, hạt, bơ, táo, chuối, đu đủ, cam, măng tây…

Nhóm thực phẩm giàu vitamin D: Đây là loại vitamin vô cùng quan trọng đối với người bệnh rối loạn tiền đình có chức năng khắc phục biến chứng xơ cứng tai. Một vài loại thực phẩm cần bổ sung như trứng, cá, sữa, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành, nấm, ngũ cốc…

Nhóm thực phẩm giàu vitamin C: Điển hình là các loại trái cây họ cam quýt, bưới, súp lơ xanh, các loại rau cải xoăn, dâu tây, ổi, đu đủ, ớt chuông…

Chế độ sinh hoạt hợp lý

Những thói quen sống hằng ngày của chúng ta hoàn toàn có thể gây tác động đến mức độ nghiêm trọng cuả những triệu chứng rối loạn tiền đình. Cho nên, việc chủ động thay đổi lối sống sinh hoạt, từ bỏ các thói quen xấu sẽ khiến cải thiện rõ rệt tình trạng bệnh.

Không nên đứng lên ngồi xuống liên tục hay thay đổi tư thế đột ngột. Cứ sau khoảng 1 đến 2 tiếng ngồi làm việc nên đứng dậy đi lại khoảng 5 hoặc 10 phút để giúp thuyên giảm bớt mức độ và tần suất chóng mặt, mệt mỏi. Đồng thời, hướng ánh mắt ra xa cũng giúp giảm căng thẳng cho não bộ, thần kinh.

Ngay khi cơn chóng mặt ập đến làm cả người lảo đảo, mất thăng bằng hãy ngồi hoặc nằm xuống và nghỉ ngơi tại chỗ.

Tập thể dục đều đặn hàng ngày và nên ưu tiên những bộ môn vừa sức như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe, tập dưỡng sinh…

Khi ngủ nên kê gối cao vừa đủ để giúp tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn trong suốt cả đêm.

Ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng/ ngày, tuyệt đối không thức khuya trong thời gian dài vì nghiên cứu cho rằng những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ ngày sẽ có nguy cơ bị rối loạn tiền đình cao hơn.

Cân đối giữa khoảng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, không nên làm việc quá sức, lao lực quá mức độ trong thời gian dài để ngăn chặn các diễn tiến nặng hơn của bệnh.

Trên đây là top 6 tuyệt chiêu chữa rối loạn tiền đình không cần thuốc giúp người bệnh kiểm soát căn bệnh này nhanh chóng, dễ dàng hơn. Thông tin trên chỉ mang tính tham khảo, nếu có thắc mắc nào về cách chữa bệnh này hãy liên hệ trực tiếp theo hotline 0975097833, chuyên gia để được giải đáp kịp thời.