Chóng mặt là triệu chứng khá khó chịu, khiến đầu óc chúng ta quay cuồng, các đồ vật xoay xung quanh theo chiều hướng hoặc ngược lại. Triệu chứng này xuất hiện khi ta thay đổi tư thế hoặc xoay đầu. Nó kéo dài trong vài giây hoặc tệ hơn là trong nhiều giờ liên tục, làm cho người bệnh phải nằm yên một chỗ. Vậy làm sao để cải thiện tình trạng bệnh và sáng ngủ dậy bị chóng mặt nên làm gì?
Nội dung chính
Sáng ngủ dậy bị chóng mặt là biểu hiện của bệnh gì?
Những sự gián đoạn trong nhịp thở có thể dẫn đến mức oxy thấp hơn bình thường, gây nên tình trạng chóng mặt vào buổi sáng lúc bạn thức dậy. Ngưng thở khi ngủ cũng khiến bạn khó có thể có được một giấc ngủ ngon. Khi bị thiếu ngủ, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, run rẩy hoặc bạn bị mất đi sự thăng bằng.
Lý do khiến bạn bị chóng mặt khi ngủ dậy?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng chóng mặt khi ngủ dậy. Bao gồm như :
Do nằm gối quá cao hoặc quá thấp
Khi bạn kê gối quá cao gây cảm giác khó chịu, không tốt cho đốt sống cổ. Nếu kê gối quá thấp thì lại khiến lượng máu dồn xuống não nhiều, dẫn đến hoa mắt, đau đầu.
Ánh sáng bên ngoài
Ánh sáng cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm, khi ngủ bóng tối làm lượng melatonin tiết ra nhiều tạo cảm giác ngon giấc.
Sử dụng các thiết bị điện tử
Sử dụng điện thoại, máy tính quá nhiều trước khi ngủ làm ảnh hưởng đến não bộ, thị lực. Bức xạ và sóng điện từ ở điện thoại sẽ ảnh hưởng đến việc bài tiết melanonin, khiến bạn khó chợp mắt.
Thời gian ngủ chưa đủ
Bạn ngủ quá muộn, ngủ quá nhiều hoặc quá ít cũng ảnh hưởng đến độ sâu của giấc ngủ, khiến cho cơ thể bạn sau khi tỉnh dậy bị mệt mỏi, làm việc không tập trung. Kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.
Stress, áp lực công việc
Khi bạn quá stress cũng là một nguyên nhân khiến cho giấc ngủ của bạn k được tốt, não bộ k được nghỉ ngơi, gây cảm giác căng thẳng mệt mỏi. Dễ gây ra tình trạng đau đầu triền miên sau khi ngủ dậy.
Do các bệnh nền có sẵn
Với người bị huyết áp thấp, buổi sáng là thời điểm rất dễ bị tụt huyết áp, đặc biệt là khi thay đổi từ tư thế nằm hoặc ngồi sang đứng quá nhanh sẽ khiến đầu óc quay cuồng, choáng váng liên tục.
Các biện pháp giảm chóng mặt sau khi ngủ dậy
Chóng mặt triền miên khiến cuộc sống chúng ta rơi vào tình trạng áp lực, luôn trong trạng thái mệt mỏi, vậy làm cách nào để giảm tình trạng chóng mặt và các biện pháp giảm chóng mặt sau khi ngủ dậy :
Sử dụng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ
Để làm giảm nhanh triệu chứng chóng mặt khi ngủ dậy và ngăn ngừa bệnh tái phát, những người bị hoặc có tiền sử bị bệnh huyết áp thấp tư thế, thiếu máu não, thiếu máu, rối loạn tiền đình nên sử dụng các sản phẩm bổ trợ từ thảo dược như Phục Thần An….
Các sản phẩm đó có tác dụng làm bổ máu, tăng cường tuần hoàn máu tới não và điều hòa huyết áp rất tốt.
Chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý
Bên cạnh sử dụng thuốc uống, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý cũng là một phương pháp hữu hiệu để cải thiện tình trạng bệnh ngày càng tốt hơn:
Phải uống ít nhất 8-10 cốc nước mỗi ngày để duy trì thể tích máu trong cơ thể, ít uống các chất có cồn, ga sẽ làm mất nước dẫn đến tụt huyết áp.
Phải ăn đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là khi buổi sáng vì có thể dẫn đến hạ đường huyết, bổ sung thực phẩm dinh dưỡng như thịt bò, thịt gà, cá, rau, trái cây tươi…
Và đặc biệt là ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi điều độ để tạo cảm giác thoải mái trong cơ thể.
Tập luyện thể dục thường xuyên
Phải tập luyện thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe, lưu thông máu và ổn định huyết áp, không những thế còn cải thiện chức năng não, tăng năng lượng của bạn và còn giảm các nguy cơ mắc bệnh . Tập thể dục thường xuyên còn giúp thư giãn và cải thiện giấc ngủ, rất tốt cho người bị chóng mặt khi ngủ dậy.
Bài viết trên đã chia sẻ giúp cho người đọc những thông tin hữu ích về sáng ngủ dậy bị chóng mặt nên làm gì?. Bên cạnh đó, hãy chăm sóc sức khỏe thật tốt vì một cuộc sống trẻ đẹp và khỏe mạnh. Những người gặp tình trạng thường xuyên chóng mặt khi ngủ dậy cũng phải đi khám để kiểm tra sức khỏe có tốt và ổn định hay không, để tránh tình trạng bệnh tình xấu trở nặng hơn.