Đau đầu chóng mặt buồn nôn lạnh người là bị bệnh gì? Nguyên nhân và điều trị

Đau đầu chóng mặt buồn nôn lạnh người cùng một lúc là điều đáng báo động với sức khỏe của bạn. Bài viết này sẽ điểm qua các dấu hiệu cho thấy tình trạng mà bạn đang gặp phải có liên quan đến nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Đau đầu chóng mặt buồn nôn lạnh người là bị bệnh gì?

Phình động mạch não

Phình mạch não là tình trạng mạch máu bị phình to lên khi thành mạch chịu áp lực lớn và suy yếu. Lúc này cơ thể của bạn sẽ cảm thấy đau đầu dữ dội, chóng mặt, buồn nôn và ói mửa, mờ mắt, đau cổ hoặc cứng, co giật, nhạy cảm với ánh sáng, mất ý thức, mí mắt sụp, mờ mắt.

Đột quỵ

Đột quỵ xảy ra khi mạch máu bị tắc nghẽn hoặc bị đứt làm cho máu, oxy và các chất dinh dưỡng khác không đủ cung cấp cho não. Nếu không có nguồn cung cấp máu ổn định, các tế bào não nhanh chóng chết đi

Giống như chứng phình động mạch não, đột quỵ có thể gây đau đầu dữ dội và kèm theo chóng mặt buồn nôn, tê hoặc yếu ở một bên của cơ thể, khó nói, mờ mắt, giảm trị lực, khó đứng vững, mất thăng bằng.

Đau nửa đầu

Chứng đau nửa đầu là những cơn đau đầu dữ dội xảy ra ở một hoặc cả hai bên đầu. Những người thường xuyên bị chứng đau nửa đầu sẽ cảm thấy cơn đau đau dữ dội này có thể đi kèm với chóng mặt.

Các triệu chứng khác bao gồm: buồn nôn và ói mửa, nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh, khó nhìn.

buồn nôn ớn lạnh

Chấn thương sọ não

Chấn thương sọ não (TBIs) thường do một cú va chạm vào đầu hoặc rung lắc dữ dội. Chúng thường xảy ra do tai nạn xe hơi, ngã mạnh hoặc chơi các môn thể thao tiếp xúc mạnh. Đau đầu và chóng mặt đều là những triệu chứng phổ biến của bệnh TBIs

Các triệu chứng khác khi bị chấn thương sọ não bao gồm: mất ý thức tạm thời, suy giảm trí nhớ, ù tai, buồn nôn và ói mửa, co giật, khó kiểm soát hành vi.

Nhiễm trùng do vi khuẩn và vi rút

Nếu bạn bị đau đầu kèm theo chóng mặt, lạnh người, có thể bạn đang gặp phải tình trạng nhiễm trùng do virut. Đây là những triệu chứng thường xuất hiện khi cơ thể bạn kiệt sức và cố gắng chống lại virut gây nhiễm trùng. Ngoài ra, tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng và uống thuốc cảm không kê đơn (OTC) cũng có thể gây đau đầu và chóng mặt ở một số người.

Ví dụ về nhiễm trùng do vi khuẩn và vi rút có thể gây ra đau đầu và chóng mặt bao gồm: bệnh cúm, cảm lạnh thông thường, viêm xoang, nhiễm trùng tai, viêm phổi, viêm họng hạt.

Mất nước

Thời tiết nóng nực, nôn mửa, tiêu chảy, sốt và dùng một số loại thuốc đều có thể gây ra tình trạng mất nước. Đau đầu, đặc biệt là kèm theo chóng mặt, là một trong những dấu hiệu điển hình của tình trạng mất nước.

Các triệu chứng mất nước khác bao gồm: nước tiểu sẫm màu, giảm đi tiểu, khát nước, mệt mỏi.

Lượng đường trong máu thấp

Lượng đường trong máu thấp xảy ra khi mức đường huyết trong cơ thể bạn giảm xuống dưới mức bình thường. Nếu không cung cấp đủ glucose, cơ thể bạn không thể hoạt động bình thường.

Ngoài đau đầu và chóng mặt, lượng đường trong máu thấp có thể gây ra: đổ mồ hôi, buồn nôn, thèm ăn, cảm giác ngứa ran quanh miệng, cáu gắt, mệt mỏi, da nhợt nhạt hoặc sần sùi

Nếu bạn bị tiểu đường, lượng đường trong máu thấp có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn cần điều chỉnh mức insulin của mình. Nếu bạn không mắc bệnh tiểu đường, hãy thử uống thứ các đồ uống bổ sung đường, chẳng hạn như nước hoa quả, hoặc ăn một miếng bánh mì.

Lo âu, sợ hãi

Những người bị rối loạn lo âu, lo lắng trải qua nỗi sợ hãi hoặc lo lắng bất thường. Các triệu chứng của lo lắng khác nhau ở mỗi người và có thể bao gồm cả các triệu chứng tâm lý và thể chất. Nhức đầu và chóng mặt là hai trong số các triệu chứng rối loạn lo âu phổ biến.

Các triệu chứng khác bao gồm cáu gắt, khó tập trung, bồn chồn hoặc lo lắng quá mức

Thiếu máu

Thiếu máu xảy ra khi bạn không có đủ tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể một cách hiệu quả. Nếu không có đủ oxy, cơ thể bạn sẽ nhanh chóng trở nên yếu ớt, không có sức lực và mệt mỏi. Điều này cũng sẽ gây ra đau đầu, chóng mặt, lạnh người, lạnh chân tay, rối loạn nhịp tim, tức ngực, khó thở.

Cải thiện tình trạng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, lạnh người

Hãy làm theo những lời khuyên sau nếu bạn bị đau đầu chóng mặt buồn nôn tái phát:

Ngồi hoặc nằm xuống ngay lập tức khi bạn cảm thấy chóng mặt và nghỉ ngơi cho đến khi hết chóng mặt. Điều này có thể ngăn ngừa khả năng bạn bị mất thăng bằng, có thể dẫn đến ngã và chấn thương nghiêm trọng.

Luôn sử dụng tay vịn khi đi lên hoặc xuống cầu thang.

Thực hiện các hoạt động cải thiện sự cân bằng, chẳng hạn như yoga

Uống ít nhất tám ly nước mỗi ngày, ngủ đủ bảy giờ trở lên và tránh các tình huống căng thẳng.

Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm rau, trái cây và protein nạc để giúp ngăn ngừa chóng mặt.

Nếu bạn nghi ngờ cơn chóng mặt của mình là do dùng thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc giảm liều hoặc chuyển sang một loại thuốc khác.

Dùng thuốc không kê đơn, chẳng hạn như meclizine, thuốc dị ứng

Nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát và uống nước nếu bạn bị chóng mặt do quá nóng hoặc mất nước.

Lời khuyên của bác sĩ khi bị đau đầu, chóng mặt buồn nôn

Tránh di chuyển hoặc chuyển đổi vị trí đột ngột.

Tránh lái xe ô tô hoặc vận hành máy móc nặng nếu bạn thường xuyên bị chóng mặt mà không có dấu hiệu báo trước.

Tránh caffeine, rượu và thuốc lá. Sử dụng những chất này có thể gây ra chóng mặt hoặc làm cho bệnh trầm trọng hơn.

Luôn nói chuyện với bác sĩ nếu bạn lo lắng về tần suất hoặc mức độ nghiêm trọng của cơn chóng mặt.

Gọi điện trực tiếp đến hotline 0795097833 để được tư vấn chi tiết về tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt buồn nôn, lạnh người.