Suy giảm trí nhớ: nguyên nhân, dấu hiệu và cách cải thiện trí nhớ

Bạn đang gặp phải tình trạng “não cá vàng” nhớ nhớ quên quên, nói trước quên sau, không thể nhớ những gì mình nói hoặc đã làm, vật dụng để đâu cũng quên mất? Người kém tập trung, ghi nhớ kém ảnh hưởng đến công việc của bạn? Bạn đã áp dụng nhiều biện pháp mà chưa có thiện tình trạng suy giảm trí nhớ.

Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn tình trạng bệnh của mình và tìm được cách cải thiện trí nhớ hiệu quả nhất.

Suy giảm trí nhớ là gì?

Suy giảm trí nhớ (Dementia) là tình trạng khả năng tiếp nhận, xử lý, lưu trữ thông tin của não bộ bị ngưng trệ, chức năng não bộ dần suy thoái.

suy-giam-tri-nho

Theo ước tính, tại Việt Nam cứ 3 giây lại 1 người rơi vào tình trạng suy giảm trí nhớ. Nếu không có biện pháp cải thiện sớm thì 50% trong số này sẽ chuyển sang giai đoạn sa sút trí tuệ chỉ sau 3 năm.

Theo PGS. TS. BSCKII Nguyễn Văn Liệu: “Trước đây, suy giảm trí nhớ là tình trạng gần như chỉ gặp ở người cao tuổi (do sự suy thoái tế bào thần kinh theo tuổi tác). Nhưng hiện nay, ngay cả những người trẻ tuổi cũng có biểu hiện của bệnh lý này. Thống kê cho thấy, có khoảng 20-30% người trẻ tuổi gặp vấn đề về trí nhớ, điển hình là nhân viên văn phòng, học sinh sinh viên, phụ nữ sau sinh…”

Dấu hiệu suy giảm trí nhớ

Tùy thuộc vào mức độ bệnh, tổn thương ở chức năng não bộ, mỗi người sẽ có các biểu hiện khác nhau, và thường gặp các dấu hiệu dưới đây:

+ Nhớ nhớ quên quên, nói xong vài phút sau đã quên, đồ đạc để ở đau cũng không nhớ được vị trí

+ Khó ghi nhớ mốc thời gian, sự kiện, thông tin

+ Kém tập trung, người lơ đãng, thiếu năng động

+ Cảm thấy cơ thể mệt mỏi, stress, suy nhược cơ thể, căng thẳng thần kinh, tâm lý thất thường, khó kiểm soát hành động

+ Xử lý công việc không hiệu quả, xử lý công việc chậm, không chính xác, hay bị sai

+ Giảm khả năng ra quyết định, thiếu tự tin, quyết đoán

Nguyên nhân suy giảm trí nhớ

+ Căng thẳng, stesss: Tình trạng này thường xuyên gặp phải đối với những người trẻ, người làm việc văn phòng. Ap lực công việc, cuộc sống sẽ là yếu tố kích thích cơ thể sản sinh ra các gốc tự do tấn công vào não, hệ thần kinh não bộ làm cho chức năng não bộ bị rối loạn gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ.

+ Mất ngủ lâu ngày: Mất ngủ hoặc ngủ muộn, thức đêm trong thời gian dài sẽ khiến cơ não bộ không được nghỉ ngơi, làm tổn thương cho hệ thần kinh và não bộ. Mất ngủ lâu ngày còn khiến cho não bộ bị ăn mòn dần dần.

+ Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, nhiều đồ ngọt, chất kích thích cũng khiến cho naõ bộ bị tổn thương.

+ Tuổi tác: Một người ở độ tuổi ngoài 25, trung bình mỗi ngày có khoảng 3000 tế bào thần kinh bị chết đi và không sản sinh thêm, đồng nghĩa với việc chức năng của não bộ sẽ ngày càng suy giảm.

+ Mắc các bệnh lý liên quan: Các bệnh lý về não bộ, thần kinh trung ương thường gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ như: rối loạn tiền đình, thiếu máu não, chấn thương não, u não, viêm não,

+ Rối loạn nội tiết tố: tình trạng này thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, sau sinh, phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh, cơ thể xayra nhiều thay đổi về hocmon, nội tiết tốt gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ.

Hậu quả của suy giảm trí nhớ

Công việc, học tập bị ảnh hưởng

Thực tế cho thấy người bị suy giảm trí nhớ đều cảm nhận được hiệu quả công việc, học tập bị giảm sút trầm trọng. Giảm khả năng ghi nhớ lịch hẹn, deadline, khả năng tư duy sáng tạo kém, khó đưa ra giải pháp xử lý trong công việc.

Với đối tượng học sinh sinh viên sẽ rất khó để ghi nhớ các kiến thức, công thức, gặp khó khăn trong các mùa thi, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập

Sa sút trí tuệ

Có tới 50% người bệnh suy giảm trí nhớ sẽ chuyển biến sang giai đoạn sa sút trí tuệ sau 3 năm nếu như không có biện pháp cải thiện. Lâu dần sẽ mất khả năng ghi nhớ, tư duy, thậm chí là tử vong.

Gây teo não

Những tổn thương và chức năng của não bộ nếu như không được cải thiện, phục hồi sẽ dẫn đến tổn thương chất trắng, mạch máu, giãn não thất, gây teo não

Alzheimer, Parkinson

Giai đoạn này, các tế bào thần kinh vùng chất đen bị thoái hóa, làm giảm khả năng dẫn truyền thông tin, gây ra các triệu chứng mất trí nhớ, run tay chân, cứng cơ, rối loạn tư thế.

Giải pháp cải thiện, tăng cường trí nhớ

Mục tiêu cải thiện trí nhớ, tăng cường chức năng não bộ cần can thiệp trực tiếp vào nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ, căng cường chức năng và phục hồi tổn thương ở não bộ.

Việc điều trị và cải thiện trí nhớ cần kết hợp nhiều yếu tố như thay đổi thói quen sinh hoạt, lối sống, chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể thao, tinh thần, tâm lý, sử dụng thuốc điều trị chuyên biệt.

Xây dựng lối sống khoa học, giải tỏa các căng thẳng

Xây dựng kế hoạch, thời gian cụ thể trong công việc nhà, làm tại công ty, sắp xếp phù hợp để tránh bị áp lực, căng thẳng thần kinh, stress…

Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, cho não bộ và đầu óc thư giãn, không làm việc quá sức, thức khuya nhiều. Thường xuyên suy nghĩ tích cực, du lịch, nghe nhạc, tạo cảm giác vui vẻ nhiều hơn.

Rèn luyện tư duy não bộ

Tích cực tham gia các hoạt động, trò chơi kích thích chức năng của não bộ như giải ô chữ, bài toán logic. Nghe nhạc, tham gia hoạt động xã hội, cộng đồng nhiều hơn…

Tập luyện thể thao điều độ

Vận động thể chất giúp cải thiện tinh thần, tăng cường hoạt động não bộ, tăng cường lưu thông máu lên não tốt hơn. Mỗi ngày nên dành 30 phút – 1 tiếng để tập luyện thể thao: đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga…

Chế độ dinh dưỡng

Người bị suy giảm trí nhớ cần bổ sung đầu đủ protein, vitamin và khoáng chất trong bữa ăn hàng ngày: Vitamin b1 (thịt bò, thịt lợn, cá hồi, cá ngừ, đậu xanh, rau bina).

Bổ sung tăng cường dưỡng chất cho não bộ, cải thiện trí nhớ

Việc bổ sung tăng cường dưỡng chất cho não bộ, chất chống các gốc tự do có tác dụng ngăn ngừa sự tấn công làm tổn thương tế bào thần kinh não bộ, phục hồi chức năng não bộ.

Phục Thần An là sản phẩm Đông y được các chuyên gia đánh giá cao trong việc tăng sức bền, chức năng cho não bộ và cải thiện trí nhớ. Thông qua cơ chế dưỡng não, bổ thần kinh, bổ huyết hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu tới não, cung cấp oxy và dinh dưỡng cho hệ thần kinh não bộ. Đồng thời loại bỏ các gốc tự do, tăng độ dẫn truyền thần kinh, kích thích tái tạo và kết nối hệ thần kinh, làm tăng cường hoạt động não bộ, giúp bảo vệ, nuôi dưỡng và duy trì sức khỏe của não bộ, cải thiện trí nhớ hiệu quả.