Rối loạn tiền đình thường gặp ở lứa tuổi nào? Nguyên nhân và điều trị

Rối loạn tiền đình là tình trạng cơ thể bị mất căn bằng trong quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin đã bị rối loạn hoặc tắc nghẽn, dây thần kinh số 8 hoặc động mạch bị tổn thương. Thường xảy ra các tình trạng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ù tai, đi đứng loạng choạng hay thậm chí là ngất xỉu. Chính vì thế mà nó ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống của chúng ta, tăng nguy cơ đột quỵ và đe dọa trực tiếp tới sức khỏe con người. Vậy thì bệnh rối loạn tiền đình thường gặp ở lứa tuổi nào? Nguyên nhân và cách phòng tránh của nó ra sao? Ngay dưới bài viết này hãy cùng tôi tìm hiểu nhé.

Rối loạn tiền đình thường gặp ở lứa tuổi nào

Để mà nói lứa tuổi thường bị rối loạn tiền đình thì gặp hầu hết ở mọi lứa tuổi. Ở mỗi giai đoạn khác nhau con người cũng có những áp lực khác nhau chính vì thế căn bệnh này khá phổ biến. Hãy cùng tôi điểm qua những lứa tuổi khác nhau và những nguyên nhân khiến họ bị rối loạn tiền đình nhé.

Lứa tuổi học sinh, sinh viên

Đây là nhóm đối tượng đầu tiên được nhắc đến bởi vì thời gian gần đây nhóm đối tượng rất trẻ này có xu hướng rối loạn tiền đình vô cùng nhiều. Tưởng chừng như lứa tuổi đang độ chỉ có nhiệm vụ ăn chơi và học hành thế này thì có áp lực gì đâu mà khiến họ bị như thế. Nhưng không học tập cũng là nhiệm vụ rất cao cả nhé, áp lực, căng thẳng trong học tập là nguyên nhân chính khiến cho đối tượng này bị rối loạn tiền đình.

>>> Nếu đã mắc bệnh ở độ tuổi này thì bạn nên tìm hiểu xem rối loạn tiền đình có di truyền không?

Khi bị stress về vấn đề học tập, căng thẳng quá mức thì việc tuần hoàn máu lên não không đủ để nuôi dưỡng não bộ, vì thế thường gây nên hoa mắt, choáng váng, nhức đầu. Nếu như stress quá lâu thì điều này rất nguy hiểm tới sức khỏe đặc biệt là trong độ tuổi trẻ như học sinh sinh viên bây giờ.

Lứa tuổi trung niên

Độ tuổi mà rất nhiều áp lực đặt lên đôi vai như phải gánh vác gia đình, chăm sóc con cái, áp lực công việc,… thời gian chăm sóc cho bản thân còn không có huống gì là nghỉ ngơi. Bên cạnh đó cộng thêm thói quen sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên uống rượu bia, ăn uống không đúng giờ, ngủ không đúng giấc,… lại làm tăng thêm nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình. Điều đó làm cơ thể suy nhược, dẫn đến hệ thống tiền đình cũng bị ảnh hưởng, khi tác động xấu đến hệ thần kinh thì đương nhiên  sẽ làm cản trở sự hoạt động của não bộ.

roi-loan-tien-dinh-1

 

Thêm nữa nếu bạn là nhân viên văn phòng, thì việc vận động của bạn càng ít hơn, khi phải ngồi lâu trong nhiều giờ như vậy lâu ngày sẽ làm co thắt động mạch cột sống, hệ thần kinh sẽ bị suy giảm chức năng và phát sinh ra rối loạn tiền đình.

Người già, người cao tuổi

Độ tuổi càng cao thì càng dễ bị tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch, huyết áp,… gây ảnh hưởng tới việc vận chuyển máu lên não bộ, đó chính là lý do khiến người cao tuổi càng dễ bị rối loạn tiền đình. Hơn nữa càng lớn tuổi thì các cơ quan hoạt động càng yếu, sức đề kháng cũng không còn tốt, khi gặp các yếu tố khách quan bên ngoài như thay đổi thời tiết, thay đổi môi trường sống, cũng dễ bị rối loạn tiền đình.

Cách điều trị hiệu quả

Đương nhiên biết bệnh thì phải điều trị bệnh, nhưng điều trị như thế nào cho đúng mới là quan trọng, nếu lựa chọn những phương pháp không đúng khoa học thì không chỉ tiêu tốn thời gian, công sức, tiền bạc mà còn khiến bệnh ngày càng nặng ra. Dưới đây là những cách điều trị vô cùng đơn giản mà không kém phần hiệu quả.

Sử dụng thuốc: khi được bác sĩ chẩn đoán mức độ của bệnh thì sẽ được kê những toa thuốc phù hợp ( đông y hoặc tây y tùy bác sĩ bạn khám). Nhiệm vụ của chúng ta là uống thuốc đều đặn đúng giờ để giảm thiểu bệnh. Hạn chế việc quên uống thuốc sẽ làm cản trở quá trình điều trị.

Chế độ ăn uống: đây là một cách điều trị thực tế và khoa học nhất, có thực mới vực được đạo. Hãy cải thiện thực đơn trong chính bữa ăn hàng ngày trong gia đình. Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ ( bông cải xanh, măng tây, cải bó xôi, súp lơ, cà chua,…), thực phẩm nhiều vitamin B3, B6, vitamin C, D như  thịt, cá, trứng, sữa, các loại ngũ cốc,… Khi cơ thể được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, thì các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt, quá trình tuần hoàn máu lên não cũng lưu thông dễ dàng hơn.

>>> Nếu bạn là người thích cà phê thì nên tìm hiểu rối loạn tiền đình có uống được cà phê không?

Phục hồi chức năng: các bài tập giúp rèn luyện bộ não, kích thích sự vận động và lưu thông của các cơ quan não rất quan trọng. Các phương pháp này có hiệu quả rất lớn trong việc phục hồi chức năng cho não bộ.

Tiếp theo có thể điều trị dựa vào các nguyên nhân. Ví dụ như phần lớn nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình là do stress, căng thẳng, vì thế để giảm thiểu tình trạng bệnh thì nên cải thiện lại chất lượng cuộc sống, phân bổ lại công việc, sắp xếp thời gian sinh hoạt hợp lý. Chúng ta cũng nên cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, tránh tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng khiến cơ thể suy nhược, gây ra hoa mắt, chóng mặt hoặc ngất xỉu.

Sử dụng thực phẩm chức năng: chắc không ai còn xa lạ với thực phẩm chức năng nữa đúng không? Nó không có tác tác dụng chữa bệnh ngay tức thì như thuốc tây nhưng cũng là phương pháp điều trị giúp phòng và chữa bệnh hiệu quả. Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho não bộ, tốt cho máu, sẽ giúp cho quá trình hoạt động của não bộ được tốt.

Phương pháp cuối cùng là phẫu thuật: khi thuốc và các phương pháp điều trị trên không hiệu quả thì chúng ta phải phẫu thuật nếu tình trạng nặng.  Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và nguyên nhân gây ra thì bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ khác nhau.

Cách phòng tránh rối loạn tiền đình

Chúng ta đã biết những nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình và những tác hại của nó thế nhưng mấy ai đã biết về cách phòng tránh thế nào cho hợp lý. Ngay bây giờ tôi sẽ liệt kê ra những cách phòng tránh để mọi người lưu ý nhé.

Luyện tập thể thao thường xuyên, thể dục thể thao chưa bao giờ là thừa cả, hãy lựa chọn cho mình những bài tập phù hợp, không những giúp cơ thể dẻo dai mà còn ngăn ngừa bệnh nữa đấy.

Hạn chế để bản thân rơi vào tình trạng stress hoặc căng thẳng quá mức, khi tất cả  bị dồn nén thì áp lực dồn lên não sẽ rất dễ gây ra rối loạn hoặc ai đang bị thì sẽ làm tình trạng bệnh nặng hơn.

Loại bỏ hoàn toàn rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích. Đây toàn là những chất có hại cho sức khỏe, tránh xa những chất này là đang tránh áp lực cho các cơ quan trong cơ thể, ngăn ngừa những chất độc hại vào cơ thể làm cản trở hoạt động và quá trình tuần hoàn .

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày, đa dạng các thực phẩm giàu vitamin khác nhau. Các thực phẩm giàu sắt và vitamin rất tốt cho quá trình tạo máu và quá trình tuần hoàn.

Thêm một điều nữa là xây dựng cho mình thói quen sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ, ăn uống đúng giờ giấc, nghỉ ngơi khi mệt mỏi, không để bản thân làm việc quá sức, khi đó sẽ rất có hại.

Trên đây là toàn bộ những thông tin giải đáp thắc mắc về căn bệnh rối loạn tiền đình thường gặp ở lứa tuổi nào? Mong rằng những kiến thức ở bài viết này sẽ phần nào giúp được các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này, giúp các bạn biết cách phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về căn bệnh này hoặc phương pháp điều trị, hãy nhanh tay liên hệ số hotline 0975097833 để được hỗ trợ tốt nhất.