Tại sao những người huyết áp thấp hay bị chóng mặt là câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm. Như đã biết, chóng mặt là một trong những biểu hiện phổ biến của bệnh huyết áp thấp. Nếu không được xử lý và điều trị kịp thời sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vì sao người huyết áp thấp hay bị chóng mặt qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Huyết áp thấp là gì?
Huyết áp thấp là hiện tượng huyết áp đột ngột giảm xuống dưới 90/60 mmHg. Khi huyết áp giảm xuống thấp khiến cho thể tích máu giảm đi vì co mạch.
Huyết áp được biểu diễn dưới dạng hai con số. Số đầu tiên là huyết áp tâm thu, chính là áp lực trong lòng động mạch khi tim co bóp và đầy máu. Số thứ hai thường thấp hơn số thứ nhất, là áp lực tâm trương, cũng là áp suất trong lòng động mạch khi tim nghỉ giữa hai lần bóp.
Vì vậy, người bị huyết áp thấp khi huyết áp cơ thể thấp hơn 90/60mmHg, nghĩa là:
Người có huyết áp tâm thu từ 90mmHg trở xuống,
Người có huyết áp tâm trương từ 60mmHg trở xuống.
Tại sao những người huyết áp thấp hay bị chóng mặt?
Huyết áp biểu thị cho áp lực của máu tác động lên thành động mạch. Còn tim có nhiệm vụ co bóp để truyền các tế bào máu đi khắp cơ thể. Vì thế, máu sẽ không được cung cấp đầy đủ đến các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là não khi huyết áp thấp.
Do nằm ở vị trí cao hơn tim nên não sẽ bị thiếu máu sớm hơn. Sự nhạy cảm của tế bào não khiến cho não bộ lập tức rơi vào tình trạng thiếu oxy khi không nhận đủ máu, với biểu hiện đầu tiên là chóng mặt.
Đây là nguyên do lý giải cho việc tại sao những người huyết áp thấp hay bị chóng mặt. Bên cạnh đó, việc thay đổi tư thế đột ngột như đang ngồi thì bật dậy hoặc đang nằm thì ngồi bật dậy cũng làm cho bạn cảm thấy chóng mặt, bạn cảm thấy mọi vật xoay chuyển lung tung và không kiểm soát được thì cũng cần phải lưu tâm.
Cách xử lý và phòng ngừa việc chóng mặt do huyết áp thấp
Khi huyết áp dưới 90/60mmHg và có các biểu hiện chóng mặt, khó thở, buồn nôn, các bạn nên điều trị sớm để huyết áp được ổn định an toàn. Tránh một số hậu quả của việc chóng mặt khi bị tụt huyết áp như ngất xỉu, té xe… Biết được nguyên nhân tại sao những người huyết áp thấp hay bị chóng mặt, chúng ta sẽ có cách điều trị thích hợp. Sau đây là một số cách xử lý thông thường mà bạn nên biết:
Ngồi hoặc nằm xuống ngay
Khi cơ thể bị chóng mặt và mất thăng bằng, chúng ta cần nằm hoặc ngồi xuống ngay cho đến khi cơ thể bình thường trở lại. Bởi vì khi bị hoa mắt, chóng mặt mà các bạn tiếp tục di chuyển thì sẽ có khả năng gây ra tai nạn hoặc bị té. Vì thế, ngồi hoặc nằm xuống ngay là biện pháp tức thời mà bạn cần làm đầu tiên khi đang bị chóng mặt.
Tránh thay đổi tư thế đột ngột
Tránh tuyệt đối việc thay đổi tư thế đột ngột khi bạn đang cảm thấy chóng mặt. Bởi vì đau đầu và chóng mặt là biểu hiện tiêu biểu của huyết áp thấp. Khi bị tụt huyết áp việc di chuyển đột ngột có thể dẫn đến việc bị hoa mắt, chóng mặt và nguy hiểm hơn là gây ra tai nạn.
Vì vậy, để tránh những nguy cơ rủi ro, việc các bạn nên làm trước tiên khi chuẩn bị đứng lên là xoa bóp chân vài lần. Còn khi bước ra khỏi giường, chúng ta nên nghiêng người sang một bên và chậm rãi đứng lên sau đó mới di chuyển.
Sử dụng thuốc để điều trị
Thuốc có chứa hoạt chất Acetyl-DL-Leucine, được các chuyên gia y học khuyên dùng cho các trường hợp điều trị chóng mặt và có hiệu quả một cách nhanh chóng. Các loại thuốc thường được sử dụng hiện nay đó là: Ephedrin, Heptaminol, Caffeine, Flunarizine…
Thay đổi chế độ ăn uống hợp lý
Huyết áp thấp nên ăn gì? Có chế độ ăn uống hợp lý là một điều không thể bỏ qua khi bạn đang điều trị tình trạng chóng mặt do huyết áp thấp. Nên ăn đúng giờ giấc và ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Người huyết áp thấp được khuyến cáo nên ăn mặn hơn người bình thường. Trong khẩu phần ăn của người bị huyết áp thấp nên ăn 10-15g muối mỗi ngày, cần bổ sung thêm thực phẩm có chứa các thành phần như protein, vitamin C và tất cả các loại vitamin thuộc nhóm B rất có lợi. Và nên chia nhỏ ra thành nhiều bữa để tránh tình trạng hạ huyết áp sau ăn.
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Và ngủ đủ giấc 7-8h một ngày giúp cơ thể tỉnh táo. Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh xúc động mạnh mẽ . Một cơ thể đủ chất và một tinh thần minh mẫn sẽ thúc đẩy một cách tích cực việc điều trị bệnh huyết áp thấp.
Thường xuyên tập luyện thể thao
Nên thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày, ví dụ như đi bộ, tập yoga, đánh cầu lông… và tắm nước nóng nhưng không quá lâu nhằm bổ trợ cho việc lưu thông, tuần hoàn máu từ đó các triệu chứng như chóng mặt sẽ hạn chế “ghé thăm” bạn.
Hầu hết trong các trường hợp huyết áp thấp không gây nguy hiểm. Nhiều người vẫn thấy khi mắc bệnh huyết áp thấp. Đôi khi bạn thấy hoa mắt chóng mặt nhưng không ảnh hưởng gì đến sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên, bạn cần gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp nếu có một trong các biểu hiện sau:
Khi đứng lâu sẽ có cảm giác tối sầm trước mặt (quá 5 dây).
Tim đập nhanh
Toát mồ hôi nhiều
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản mà bạn cần biết về việc tại sao những người huyết áp thấp hay bị chóng mặt. Nếu không phòng ngừa và điều trị kịp thời bệnh huyết áp thấp rất có thể sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng. Biết được nguyên nhân gây ra và một số cách khắc phục tình trạng này, chúng tôi hy vọng các bạn sẽ chủ động được trong trường hợp chóng mặt do huyết áp thấp để không ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như công việc của bạn.
Nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc muốn hỗ trợ về việc điều trị, xin vui lòng liên hệ đến số hotline 0975.097.833.