Những bệnh nhân mắc tai biến mạch máu não hoàn toàn có thể giảm bớt nguy hiểm do bệnh gây ra nếu xử lý đúng cách. Tai biến mạch máu não xảy ra rất đột ngột, gây ra tình trạng thiếu máu đến một phần não và khiến cho các tế bào bị chết đi, gây ra tổn thương mô não. Do vậy, việc nắm vững các cách xử lý khi bị tai biến mạch máu não rất quan trọng và cần thiết.
Nội dung chính
Bệnh tai biến mạch máu não nguy hiểm như thế nào?
Tai biến mạch máu não khiến bệnh nhân mắc phải rất nhiều biến chứng như: Sụp mi, yếu cơ mắt, liệt nửa người. Bên cạnh đó, bệnh nhân vận động rất khó khăn và nhiều khi gặp phải tình trạng mất trí nhớ. Các triệu chứng đột xuất hiện rất nhanh, thường chỉ trong vài giây đến vài phút. Nếu như vùng não của người bệnh bị ảnh hưởng càng rộng thì tình trạng mất các chức năng xảy ra càng rõ rệt.
Mặc dù vậy, các triệu chứng cũng có thể không xảy ra hoặc xảy ra, nhiều người bệnh lại trở về cuộc sống bình thường trong thời gian khá ngắn.
Tuy nhiên, khi nhận thấy các dấu hiệu trên, bạn cần đưa người bệnh đi cấp cứu nhanh chóng để được xử trí kịp thời và tránh những nguy hiểm tới tính mạng.
Cách xử lý khi bị tai biến mạch máu não
Những việc bạn cần làm
Đỡ người bệnh và không được để người bệnh bị ngã: Nếu bạn thấy người bị đột quỵ, cần đỡ bệnh nhân để họ không bị ngã. Trường hợp bệnh nhân còn tỉnh táo: hãy để bệnh nhân nằm yên tĩnh, sau đó gọi cấp cứu đến để đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần đó.
Nếu bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê: bạn cần xem tình trạng thở của bệnh nhân: bình thường, thở nhanh, thở chậm hay ngừng thở, bởi vì cấp cứu hô hấp là việc đầu tiên phải làm để đảm bảo đủ oxy cho tim và não bệnh nhân. Vì vậy, cần hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân bằng cách dùng miệng thổi vào miệng bệnh nhân khi bệnh nhân ngừng thở. Bạn để bệnh nhân nằm ngửa ra, một tay bịt mũi bệnh nhân, tay còn lại ấn cằm mở miệng bệnh nhân và lấy miệng mình thổi vào miệng của bệnh nhân.
Ghi nhớ các triệu chứng: Do không phải tất cả các dấu hiệu cảnh báo trên đều xảy ra trong cơn đột quỵ nên cần ghi nhớ chúng. Khi tới phòng cấp cứu, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm và hỏi triệu chứng để đảm bảo xác định đúng bệnh.
Kiểm tra và ghi nhớ thời gian phát bệnh: Bạn nhớ kiểm tra thời gian và triệu chứng đầu tiên bắt đầu của bệnh bởi việc này sẽ giúp ích nhiều cho quá trình điều trị bệnh tai biến mạch máu não.
Gọi xe cứu thương cho người bệnh đi cấp cứu: Khi thấy các triệu chứng, bạn hãy lập tức gọi cho đội cấp cứu để đưa bệnh nhân tới bệnh viện.
Những việc bạn không nên làm
Tuyệt đối không được tự ý điều trị cho bệnh nhân bởi có thể vô tình làm bệnh chuyển biến xấu hơn.
Không được di chuyển đầu cổ bệnh nhân nếu bệnh nhân bị khụy ngã: khi di chuyển bệnh nhân có thể gây ra tổn thương cột sống, bạn hãy để bệnh nhân nằm tư thế thoải mái, đồng thời nới lỏng quần áo của bệnh nhân.
Không cho bệnh nhân ăn uống và đề phòng nôn gây trào ngược, bệnh nhân sẽ hít chất nôn, thức ăn vào đường thở gây nguy hiểm.
Không được uống thuốc Aspirin.
Chăm sóc bệnh nhân sau khi bị tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não có thể để lại di chứng rất nặng nề nếu không điều trị và chăm sóc đúng đắn. Bệnh nhân có thể tử vong bởi biến chứng của bệnh
Chế độ chăm sóc người bệnh bị tai biến tại nhà
Bạn cần đặt bệnh nhân nằm nghỉ ngơi đầu cao và nghiêng về một bên, sau khoảng 2h bạn nên thay đổi tư thế cho bệnh nhân. Đặc biệt, bệnh nhân tai biến mạch máu não phải tránh lao động trí óc căng thẳng và không được lo lắng quá. Bạn hãy thiết lập chế độ tập luyện, giúp bệnh nhân vận động và xoa bóp tay chân cho bệnh nhân. Với những người nhà, cần động viên và trấn an bệnh nhân để bệnh nhân an tâm điều trị.
Trong suốt thời gian sau khi chữa trị, bạn hãy theo dõi các dấu hiệu, đặc biệt là tình trạng tăng huyết áp và tiến hành đo thường xuyên. Mật độ đo huyết áp thường khoảng sau 15 phút tới 2 giờ phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, hãy chú ý hút đờm dãi khi có ứ đọng đờm dãi và luôn giữ ấm cơ thể bệnh nhân.
Về chế độ ăn, cần cho bệnh nhân ăn uống đủ năng lượng, nhiều sinh tố và hạn chế muối, mỡ, chất béo động vật, kiêng rượu, thuốc lá, chè đặc. Nếu bệnh nhân không có khả năng nuốt, hãy đặt sonde dạ dày nuôi dưỡng.
Vệ sinh sạch sẽ: hàng ngày bạn hãy vệ sinh răng miệng và da để tránh các ổ nhiễm khuẩn, phát hiện sớm ổ nhiễm trùng để điều trị cho bệnh nhân. Đảm bảo áo quần, ga giường và các vật dụng phải luôn được sạch sẽ.
Thực hiện các y lệnh của bác sĩ
Thuốc dùng: đảm bảo tuân thủ đúng theo chỉ dẫn, các thuốc tiêm, thuốc uống. Trong quá trình dùng thuốc nếu có bất thường nào phải báo bác sĩ biết ngay. Thực hiện các xét nghiệm cần thiết: công thức và đường máu, ure và creatinin máu, điện tim, protein niệu, soi đáy mắt, đồng thời chụp X quang tim phổi.
Bệnh nhân và người thân cần phải hiểu biết về bệnh, đặc biệt là các nguyên nhân, cách phát hiện cũng như cách xử lý khi bị tai biến mạch máu não. Các bạn cũng nên tìm hiểu và tham khảo thêm ý kiến của những người có chuyên môn cao. Nếu cần tư vấn thêm, bạn hãy liên hệ ngay hotline 0975097833 để được các chuyên gia hỗ trợ.