Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh đang rất phổ biến hiện nay, nó không chỉ xảy đến với những người cao tuổi mà cả những người trẻ tuổi. Căn bệnh để lại những di chứng, những hậu quả nặng nề, ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống và công việc. Gần như mất đi nhiều thứ trước đó của mình, họ không thể nói, hiểu, cử động tay hoặc là không thể đi lại,… Vậy có cách nào phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não hay không? Liệu có an toàn và hiệu quả? Dưới đây sẽ là các cách có thể giúp ích được cho bạn.
Nội dung chính
Mục tiêu phục hồi chức năng sau tai biến
Sau khi khỏi bệnh thì mục tiêu tiếp theo ta cần hướng đến là phục hồi chức năng cho người bệnh một cách nhanh chóng, không những để cân bằng cuộc sống mà còn tránh và điều trị các di chứng như: Yếu cơ, tăng cường lực cơ, rối loạn thăng bằng và di chuyển… Để người bệnh có thể tự mình di chuyển, tránh phụ thuộc vào người khác trong những việc làm hàng ngày như đứng, ngồi, thay áo quần, tắm rửa, ăn uống.
Ngoài ra, còn giúp người bệnh và gia đình thích ứng với tình trạng bệnh tạo cơ hội, khuyến khích tái hòa nhập cộng đồng và từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống bằng cách trở lại nghề nghiệp cũ hay có được công việc mới. Xử lý phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.
Những biến chứng nguy hiểm khi bị tai biến mạch máu não
Dưới đây là một số biến chứng có thể gặp ở người bệnh tai biến mạch máu não:
Liệt: Một số bộ phận của cơ thể có thể bị liệt, chẳng hạn như tay hoặc chân hoặc liệt nửa người.
Nói hoặc nuốt gặp khó khăn: Tai biến mạch máu não ảnh hưởng đến sự điều khiển của cơ miệng, khiến người bệnh khó ăn, uống và khó diễn đạt suy nghĩ, cảm xúc biểu hiện: bị ngọng, nói lắp, méo miệng, có thể không nói được,…
Rối loạn nhận thức: Là một trong những biến chứng nguy hiểm và nặng nề nhất đối người bệnh. Nó tác động và gây mất trí nhớ, khó suy nghĩ, suy luận, hay quên, suy giảm và sa sút trí tuệ
Rối loạn cảm xúc: Người bệnh tai biến khó có thể điều chỉnh cảm xúc của bản thân, dễ mắc chứng trầm cảm. Xuất hiện những cơn đau ở những vùng bị tác động bởi tai biến mạch máu não.
Giảm hoặc mất khả năng tự chăm sóc: Bệnh nhân tai biến cần sự túc trực và chăm sóc nhiều từ người nhà, người thân. Trong sinh hoạt hằng ngày, họ không thể tự làm mọi thứ và nếu bị tai biến nặng thì chỉ có thể nằm 1 chỗ.
Cách phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
Để phục hồi chức năng thì chắc hẳn ta đã nghe nhiều qua những bài báo, truyền hình, nhưng nếu làm sai cách thì có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường hoặc phát sinh thêm những di chứng khác. Sau đây, chúng tôi sẽ bày cho bạn một số cách làm an toàn và hiệu quả dành cho việc phục hồi chức năng sau tai biến.
Áp dụng vật lý trị liệu cho người bị tai biến
Hiện tại đây là một giải pháp hàng đầu nhằm hồi phục chức năng cho người bị tai biến mạch máu não. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì người mắc có nguy cơ tử vong rất cao. Sau thời gian cấp cứu, để bệnh nhân hòa nhập với cuộc sống thì việc luyện tập là rất cần thiết. Hãy cùng thử những bài tập hiệu quả nhưng dễ thực hiện dưới đây:
Đặt tư thế đúng: Các vấn đề về viêm cột sống dính khớp sẽ được hạn chế rất nhiều nếu người bệnh nằm đúng tư thế trong hầu hết thời gian. Các tư thế phù hợp đã được mô tả ở trên. Nếu bệnh nhân vận động khó giữ tư thế đúng thì phải dùng nẹp chỉnh hình để bất động tứ chi.
Sử dụng nẹp chỉnh hình để ổn định tư thế: Nẹp chỉnh hình là một thiết bị ngăn ngừa hoặc điều chỉnh sự lệch lạc của chi. Có một loại nẹp cổ chân gọi là nẹp dưới gối, nẹp chỉnh khớp gối được gọi là nẹp khớp gối … Nguyên tắc sử dụng loại nẹp này là đeo càng thường xuyên càng tốt, thường là trong thời gian không vận động, nhưng cũng có thể đeo khi vận động.
Kéo giãn cổ tay bên liệt: Người bệnh nằm ngửa, hai tay gập vuông góc so với vai. Dùng một tay của người tập cầm khuỷu tay người bệnh duỗi thẳng ra. Tay kia duỗi cổ tay hết mức có thể, sau đó duỗi các ngón tay.
Tập thể dục dựa trên phạm vi chuyển động của các khớp tay chân và thân: Người bị liệt nửa người giai đoạn cuối thường bị cứng và đau khớp vai bên liệt. Vai bên liệt chùng xuống, ép vào người. Cổ chân bên liệt cũng trở nên cứng đơ. Đặt người bệnh nằm ngửa, người tập giữ vai người bệnh. Với tay còn lại, giữ cẳng tay trên khuỷu tay của người bệnh và nâng nó lên đầu của họ. Nâng cao hết mức có thể và dừng lại khi họ đau. Giữ tư thế trong 30 giây, sau đó trở lại vị trí bắt đầu.
Kéo giãn cổ chân: Khi cổ chân gập quá nhiều về phía lòng bàn chân. Người bệnh nằm ngửa, hai chân để duỗi thẳng. Tay người tập giữ chân người bệnh. Giữ gót chân của người bệnh bằng ngón tay cái của tay còn lại và 3 ngón đối diện. Đặt bàn chân của người bệnh vào cẳng tay người tập, kéo gót chân của bệnh nhân xuống đồng thời đẩy các ngón chân theo hướng ngược lại. Giữ khoảng 30 giây. Lặp lại động tác này 15 lần.
Những dụng cụ bạn có thể làm để tập như: ròng rọc, thanh gỗ tập khớp vai, tạ (hoặc bao cát) để tập vào cơ… Tùy theo mục đích tập mà người bệnh nên chọn dụng cụ nào.
Vận dụng các bài tập di chuyển nhẹ nhàng
Để bệnh nhân đi lại thuận lợi và an toàn, cần tuân thủ các giai đoạn sau: đứng dậy, đứng vững và đi.
Cách ngồi dậy: Người nhà ngồi cạnh người bệnh, người bệnh đỡ cánh tay người thân, một tay ôm và đỡ vai người bệnh giúp người bệnh từ từ ngồi dậy.
Tập đứng dậy: Khi bắt đầu đứng dậy từ tư thế ngồi, bệnh nhân có xu hướng đứng lên bằng chân lành rồi đưa chân liệt về phía trước. Vì vậy, cần chú ý nắn chỉnh sao cho khi người bệnh đứng, trọng lượng phải đặt đều cả hai chân. Người bệnh cũng có thể đứng dậy bằng nạng. Tuy nhiên, người bị liệt cần tập đứng trên các thanh song song trước khi sử dụng nạng.
Bài tập vận động thụ động: Các động tác do bệnh nhân tự thực hiện, các bài tập này sẽ giúp bệnh nhân vận động dễ dàng và ngăn ngừa các di chứng cứng khớp bao gồm các động tác sau:
Nâng hông lên khỏi giường. Người bệnh nằm ngửa, hai tay chống, co chân, chụm vào nhau. Nâng hông lên khỏi giường, càng cao và càng lâu càng tốt.
Thực hành đan tay đưa lên phía đầu. Đưa các ngón ở bàn tay lành đan vào các ngón tay của bên liệt, duỗi thẳng cánh tay lên đến đầu. Cố gắng thử đưa khuỷu tay tới gần tai. Sau đó, đưa tay trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại 10-15 lần.
Trước khi cho người bệnh tai biến mạch máu não tập đi lại, nếu bị run chân thì thực hiện như sau: Cho người bệnh ngồi trên ghế, mép giường, kê gối thẳng, đặt chân bên liệt xuống sàn hoặc một mặt phẳng cứng. Cộng tác viên hoặc người nhà hỗ trợ giữ đầu gối của người bệnh bằng một tay và ấn xuống để chống lại sự run của bàn chân bị liệt và đẩy đầu gối bên bị liệt lên. Tiếp tục thực hiện cho đến khi chân bên liệt không còn rung giật nữa thì bắt đầu cho người bệnh tai biến mạch máu não tập đứng hoặc tập đi.
Áp dụng trị liệu lời nói cho người bệnh
Tai biến mạch máu não là nguyên nhân cho tình trạng rối loạn ngôn ngữ ở người mắc bệnh. Nó không chỉ dừng lại ở việc mất đi khả năng nói mà còn ảnh hưởng đến khả năng viết của người bệnh. Khi phát hiện người bệnh nói không rõ hoặc méo tiếng chúng ta hãy để người bệnh nói một cách tự nhiên, dần dần gợi lại những vấn đề xung quanh họ như là gia đình, công việc, rồi yêu cầu nói theo những yêu cầu của bác sĩ để xem xét mức độ rối loạn ngôn ngữ hiện tại của người mắc bệnh.
Các bác sĩ và kỹ thuật viên chỉnh âm sẽ đưa ra những công cụ nghe nhìn thật gợi hình và đưa ra những câu. Đây là biện pháp phục hồi không chỉ cần kỹ năng tốt mà còn đòi hỏi sự tiếp xúc tâm lý tốt của bác sĩ điều trị.
Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với người bệnh và cần được tiến hành càng sớm càng tốt để hạn chế các biến chứng sau này như thực vật, nhiễm trùng đường tiết niệu… Trên đây là toàn bộ các phương pháp phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não.
Hy vọng các bạn có thể tìm ra phương pháp phù hợp nhất cho bản thân hay người thân mình mắc bệnh. Nếu bạn có thắc mắc hay muốn nhận được tư vấn thì hãy nhanh tay gọi ngay đến số hotline 0975097833 để được hỗ trợ