Bệnh thiếu máu não có nguy hiểm không?

Não bộ giữ chức năng vô cùng quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với cơ thể và điều khiển mọi hoạt động sống của con người. Khi não bị thiếu máu cung cấp sẽ gây rối loạn nhiều chức năng. Vậy câu hỏi đặt ra liệu rằng thiếu máu não có nguy hiểm không? Nếu bạn và người thân, bạn bè đang bị thiếu máu não hay thực sự quan tâm đến sức khỏe, bài viết sau đây sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này!

Thiếu máu não có nguy hiểm không?

Tình trạng cơ thể thiếu máu, đặc biệt là thiếu máu não thực sự rất nguy hiểm. Bởi lẽ, thiếu máu não gây ra tình trạng giảm tuần hoàn máu lên não, dẫn đến giảm lượng cung cấp oxi và dưỡng chất, dẫn đến ảnh hưởng cấu trúc và chức năng của một phần hoặc nhiều phần trên não.

Bên cạnh đó, nó còn tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương gây ra hiện tượng rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng tư duy, trí nhớ. Nếu hiện tượng thiếu máu não nặng hoặc lâu hơn có thể gây chết các tế bào não, không còn khả năng hồi phục được, người bệnh sẽ có nguy cơ đột quỵ, nhồi máu não,…

Đồng thời, thực trạng đại dịch Covid-19 đã khiến tỷ lệ người bị thiếu máu não gia tăng đột biến. Nếu như trước đây, bệnh chủ yếu gặp phải ở người cao tuổi thì hiện nay tỷ lệ này lại gia tăng nhanh chóng ở người trẻ. Nếu chủ quan không điều trị sớm và đúng cách, có thể dẫn đến nhiều hệ lụy đáng tiếc về sau.

Các biến chứng của bệnh thiếu máu não nguy hiểm như thế nào?

Như đã đề cập ở trên, thiếu máu não rất nguy hiểm và dĩ nhiên các biến chứng của bệnh cũng cực kỳ nghiêm trọng. Có thể kể đến:

Đột quỵ (tai biến mạch máu não)

Xảy ra khi não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình máu lưu thông lên não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bị thiếu oxy, thiếu dinh dưỡng để nuôi các tế bào não. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ lượng máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết. Dấu hiệu đặc trưng nhất là đột nhiên đau đầu dữ dội, chóng mặt, buồn nôn, yếu một bên cơ thể, nói ngọng, méo miệng,…

Cơn thiếu máu não thoáng qua tuy chỉ là một dạng nhẹ của đột quỵ, thường kéo dài trong vài phút nhưng cũng có thể tiến triển thành đột quỵ.

Mất trí nhớ

Mất trí nhớ là hậu quả của việc não bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng cần thiết trong thời gian dài khiến trí nhớ, nhận thức đều bị suy giảm.

thieu-oxy-len-nao-nguy-hiem-khong

Điều trị thiếu máu não

Việc điều trị bệnh cũng sẽ bao gồm các phương pháp từ đơn giản đến phức tạp: Sử dụng thuốc, thực phẩm hỗ trợ chức năng và phẫu thuật can thiệp kịp thời.

Sử dụng thuốc điều trị phải tuân theo chỉ định của bác sĩ phác đồ điều trị dựa trên nguyên nhân, tình trạng sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại thuốc cho người bị thiếu máu lên não, tăng cường tuần hoàn máu lên não. Sẽ rất nguy hiểm và làm tình trạng bệnh tệ hơn nếu tự ý dùng các loại thuốc mua ngoài không kê toa và không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Thực phẩm hỗ trợ chức năng: dạng viên uống có thành phần thảo dược hỗ trợ cho người thiếu máu não. Có thể kể đến một số thảo dược có tác dụng bổ máu, hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu lên não như đương quy, ích trí nhân, đương quy, ngưu tất, thục địa,… sẽ mang lại hiệu quả cải thiện trong điều trị thiếu máu não.

Phẫu thuật chữa trị sẽ được các bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ bệnh và đưa ra chỉ định trong một số trường hợp. Cụ thể như bệnh nhân thiếu máu não do xơ vữa động mạch cảnh, cần phẫu thuật để khơi thông lòng mạch máu thì bác sĩ có thể thực hiện nong – đặt stent hoặc cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh tránh biến chứng nguy hiểm. Phương pháp này thường tiêu tốn khá nhiều chi phí, tiền bạc.

Cách phòng ngừa thiếu máu não như thế nào?

Duy trì lối sống lành mạnh là ưu tiên hàng đầu trong điều trị

Ăn uống vệ sinh, khoa học, cân đối các thành phần, dưỡng chất cần thiết đặc biệt là các loại rau củ, trái cây có lợi cho việc lưu thông máu,… hạn chế thấp nhất có thể: thức uống có cồn, các loại thực phẩm làm lượng cholesterol trong máu,…

Tăng cường tập luyện thể thao vừa sức và thường xuyên, chế độ sinh hoạt, vui chơi, làm việc cân đối hạn chế căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ kéo dài, giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái nhằm nâng cao sức khỏe, hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Phụ nữ cần lưu ý đến chu kỳ kinh nguyệt, cần bổ sung sắt uống, ăn thức ăn giàu sắt nếu thiếu.

Nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ, ít nhất 1 lần/năm và làm xét nghiệm máu ngay khi có nghi ngờ triệu chứng bệnh để có thể phát hiện sớm, ngăn chặn và chữa trị kịp thời.

Hi vọng với những thông tin, chia sẻ từ bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ và giải đáp được thắc mắc thiếu máu não có nguy hiểm không, cũng như phương pháp điều trị và cách phòng ngừa bệnh thiếu máu não. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn chưa hài lòng và muốn được giải đáp thêm về bệnh thì đừng ngần ngại liên lạc với chúng tôi qua số hotline 0975097833, để được nhân viên tận tình tư vấn. Xin trân trọng cảm ơn!