Rối loạn tiền đình: Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị

Đau đầu, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, ù tai, mất ngủ là những hiểu hiện của rối loạn tiền đình mà bất kỳ người bệnh nào cũng cảm thấy khiếp sợ. Rối loạn tiền đình có thể gặp ở bất kỳ ai, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, công việc, tính mạng của người bệnh.

Cấu tạo của hệ thống tiền đình

Hệ thống tiền đình được cấu tạo bởi các ống bán khuyện, bộ phần tiền đình và dây thần kinh tiền đình

Các ống bán khuyên:

Có hình dạng vòng cung, 1 đầu phẳng và 1 đầu phình to (hay còn gọi là bóng phình). Bóng phình là nơi tập trung các tế bào thần kinh cảm giác.

Có 3 dạng ống bán khuyên: Ống bán khuyên trên, Ống bán khuyên ngang, Ống bán khuyên sau

cau-tao-cua-co-quan-tien-dinh1

Bộ phận tiền đình thực sự:

Bộ phận này gồm 2 phần chính là cầu nang (hình cầu) và soan nang (hình bầu dục). Soan nang nằm gần với các ống bán khuyên, cầu nang nằm dưới gần với vòng xoắn nền của ốc tai.

Dây thần kinh tiền đình

Các rễ thần kinh tiền đình kết hợp với rễ thần kinh cảm giác rồi tạo thành dây thần kinh số 8 đi não bộ, nơi có trung khu tiền đình.

Chức năng của hệ thống tiền đình

Hệ tiền đình có nhiệm vụ cảm nhận và giữ thăng bằng cho cơ thể, khi thực hiện các tư thế chuyển động đứng lên, ngồi xuống, xoay người, cúi người, di chuyển… các chuyển động được điều khiển bởi não bộ.

Phần ngoại vi của hệ thống tiền đình có nhiệm vụ truyền tín hiệu về các chuyển động của cơ thể đến khu trung tâm thân não, tiểu não và bỏ não.

Rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình (tiếng Anh là Vestibular Disorders) là những rối loạn về chức năng của tiền đình có liên quan đến cảm nhận thăng bằng của cơ thể, các tín hiệu dẫn truyền đến bộ não bị sai lệch khiến cho cơ thể rơi vào trạng thái mất thăng bằng, xây xẩm, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, ù tai…

roi-loan-tien-dinh

Phân loại và triệu chứng tiền đình

Rối loạn tiền đình ngoại biên

90% – 95% người bệnh gặp phải rối loạn tiền đình ngoại biên, các biểu hiện điển hình như hoa mắt, chóng mặt (diễn ra trong thời gian ngắn), khi thay đổi tư thế nằm sang đứng lên, kèm theo triệu chứng tiền đình như buồn nôn, đau đầu, ù tai, giảm thị lực, suy giảm trí nhớ, mất ngủ, tê tay chân, rối loạn nhịp tim, mất thăng bằng, té ngã.

Rối loạn tiền đình trung ương

Do sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương dây tiền đình ở thân não, tiểu não khiến bệnh nhân bị chóng mặt, choáng váng trong thời gian dài, không thể đi lại cần phải nằm nghỉ ngơi.

Ngoài ra rối loạn tiền đình còn gây sốt, vã mồ hôi, hồi hộp, lo lắng…

Nguyên nhân rối loạn tiền đình

+ Viêm dây thần kinh tiền đình: Gây ra bởi các bệnh lý virus Zona, thủy đậu, quai bị…

+ Rối loạn chuyển hóa: Thường gặp ở bệnh nhân bị tiểu đường, suy giáp, tăng ure huyết…

+ Hậu quả của một số bệnh: viêm tai giữa cấp và mạn tính, Phù nề vùng tai trong, chấn thương vùng tai trong, u dây thần kinh số VIII…

+ Tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc

+ Viêm xoang gây rối loạn tiền đình, rất nhiều người bệnh chủ quan không để ý đến.

+ Mắc bệnh lý liên quan đến não: thiếu máu não, xuất huyết não, bệnh đau đầu Migraine, nhiễm trùng não, nhồi máu não, u não,…

+ Môi trường sống (nơi làm việc, nơi sống ồn ào), stress, áp lực công việc, căng thẳng, làm việc quá sức

+ Thói quen sống thiếu khoa học: làm việc quá sức, thức đêm nhiều, sử dụng chất kích thích thường xuyên

+ Sức khỏe kém, mắc bệnh lý như: huyết áp thấp, tim mạch, tuần hoàn não kém, rối loạn tuần hoàn não, viêm tai giữa cấp, thừa cân/béo phì

Ai có nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình

Đây là bệnh lý có thể bắt gặp ở bất kỳ độ tuổi nào do nhiều nguyên nhân gây ra. Những nhóm đối tượng chính có nguy cơ mắc bệnh cao thường là:

Người cao tuổi

Đây là đối tượng chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao nhất, do cơ thể ở độ tuổi lão hóa, các cơ quan bị rối loạn và suy giảm chức năng, trong đó có cơ quan tiền đình.

Người thường xuyên bị áp lực, căng thẳng, stress

Những người làm công việc văn phòng thường xuyên gặp áp lực cao, căng thẳng, stress hoặc thói quen sinh hoạt sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ không khoa học sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh cao.

Khi cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, stresss sẽ tự sản sinh ra hormone cortisol gây tổn thương hệ thống thần kinh, trong đó có dây thần kinh số 8, làm rối loạn chức năng tiền đình, thông tin truyền đến não bộ bị sai lệch.

Phụ nữ mang thai

Trong thời ký mang khai, cơ thể ngời mẹ sẽ thay đổi từ yếu tố tâm lý, sinh lý gây ảnh hưởng đến chức năng hệ tiền đình.

Phương pháp chẩn đoán rối loạn tiền đình

 Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ dựa vào các dấu hiệu ban đầu để đưa ra chẩn đoán về bệnh:

Nhìn lên trần nhà cảm giác quay cuồng, đồ vật xung quanh xoay tròn, mờ mắt, mất thăng bằng, không thể đứng vững không giai đoạn đầu của bệnh, buồn nôn, té ngã. Kèm theo đau đầu, choáng váng, nặng đầu

Rung giật nhãn cầu: theo dõi sự chuyển động của hai nhãn cầu

Xét nghiệm, chụp chiếu

Sau khi đã chẩn đoán cơ bản qua các biểu hiện, triệu chứng ban đầu, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệp, chụp chiếu chuyên sâu để kiểm tra chi tiết mức độ bệnh.

Siêu âm động mạch đốt sống: xác định nguyên nhân gây hệp động mạch, tắc mạch…

Chụp CT-Scanner, MRI sọ não để các định các tổn thương vùng não: U góc cầu tiểu não, TBMM não…

Kiểm tra chức năng tiền đình: Đo bằng Ảnh động nhãn đồ (VNG)

Các biến chứng nguy hiểm do rối loạn tiền đình gây ra

Rối loạn tiền đình hay bất kỳ bệnh lý nào nếu không phát hiện và điều trị sớm thì có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

Rối loạn tâm lý, trầm cảm

Người bệnh thường xuyên rơi vào trạng thái đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, cảm thấy vô cùng mệt mỏi, chán nản, bất lực trước bệnh tật dễ dẫn đến trầm cảm, rối loạn tâm lý.

Mất thằng bằng, té ngã, tai nạn

Khi cơn tiền đình tái phát, triệu chứng hoa mắt chóng mặt khiến người bệnh khó kiểm soát được cơ thể. Nếu người bệnh đang đi cầu thang, leo thang, đứng trên cao, đi đường hay tham gia giao thông đều có thể bị té ngã và gây nguy hiểm cho tính mạng của bạn thân và người xung quanh.

Nguy cơ đột quỵ, tai biến

Chức năng tiền đình bị rối loạn sẽ dẫn đến các tổn thương cho não và hệ mạch máu não, làm tăng suy cơ đã đến đột quỵ và tai biến.

Điều trị rối loạn tiền đình

Mục tiêu điều trị: Cần xác định chính xác nguyên nhân và can thiệp trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh tiền đình, ổn định sức khỏe không còn các triệu chứng, phục hồi chức năng tiền đình.

Sử dụng thuốc kê theo toa: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng sử dụng.

Bạn cũng đang băn khoản không biết rối loạn tiền đình uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh. Xem chi tiết TẠI ĐÂY!

Tập hồi phục chức năng: Bài tập này sẽ có tác dụng rất tốt trong việc phục hồi chức năng của não bộ và hệ tiền đình. Cần được hướng dẫn bởi các bác sĩ chuyên khoa

Tập thể dục đều đặn: tập thể dục chính là liều thuốc hữu hiệu giúp tăng cường sức khỏe, hoạt huyết tăng cường lưu thông máu lên não ổn định hơn. Giảm bớt các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra

Đảm bảo cân bằng giữa cuộc sống, công việc và nghỉ ngơi

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Cần bổ sung các đầy đủ các nhóm chất tốt cho não bộ, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ăn nhiều ranh xanh, hoa quả, hạn chế các đồ ăn chiên xào, muối, đông lạnh, đồ ăn nhiều dầu mỡ…

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần tư vấn về bệnh rối loạn tiền đình hãy liên hệ ngay với Phục Thần An theo hotline 09750978833, thường xuyên theo dõi phucthanan.com để cập nhật thêm nhiều thông tin sức khỏe hữu ích.