Phân biệt rối loạn tuần hoàn não và rối loạn tiền đình

Rối loạn tuần hoàn não và rối loạn tiền đình là hai bệnh lý thường gặp hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai chứng bệnh này. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ từng bệnh và tìm được sự hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Triệu chứng tương đồng của 2 chứng bệnh

Nhìn chung, rối loạn tuần hoàn não và rối loạn tiền đình đều có những biểu hiện tương tự nhau bao gồm những triệu chứng của hệ thống tiền đình như hoa mắt, chóng mặt, nôn mửa, mất thăng bằng… Xét về định nghĩa và nguyên nhân thì thiếu máu não chỉ là một trong các yếu tố gây nên rối loạn tiền đình. Ngược lại, khi chức năng của hệ thống tiền đình trong cơ thể bị suy giảm sẽ làm gia tăng mức độ trầm trọng các biểu hiện của thiếu máu não.

Trong số nguyên nhân lớn gây ra  rối loạn tiền đình gồm nguyên nhân trung ương và nguyên nhân ngoại biên và thì thiếu máu não thuộc nhóm nguyên nhân trung ương.

roi-loan-tien-dinh-o-nu-gioi

Đối tượng có nguy cơ cao bị là người cao tuổi và những người ít vận động.

Sự khác biệt giữa rối loạn tuần hoàn não và rối loạn tiền đình

Rối loạn tuần hoàn não

Các biểu hiện đặc trưng của thiếu máu não thường gặp vào lúc gần sáng hoặc nửa đêm gồm:

Chóng mặt, đau đầu, mất thăng bằng, buồn nôn

Rối loạn cảm giác/vận động như tê liệt yếu nửa người

Rối loạn thị giác như nhìn mờ, ảo giác, hoặc rung giật nhãn cầu;

Rối loạn thính giác như ù tai và giảm thính lực

Khó khăn trong tiểu tiện

Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây ảnh hưởng hệ tuần hoàn não:

Huyết khối: do máu đông hình thành ở nhóm các động mạch lớn nuôi não (động mạch cảnh trong, động mạch đốt sống, động mạch não giữa), chủ yếu xảy ra do hiện tượng xơ vữa động mạch

Thuyên tắc: thường bị gây tắc nghẽn bởi máu đông hình thành ở nơi khác và di chuyển lên não gây tắc mạch, thường có nguồn gốc từ tim (rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, bệnh lý van tim,..)

Huyết động: chẳng hạn như rối loạn đông cầm máu, tụt huyết áp, nhồi máu cơ tim.

Rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình thường gặp ở người làm việc văn phòng ít vận động, ngồi nhiều trong phòng lạnh và tiếp xúc thường xuyên với máy tính, phụ nữ tiền mãn kinh, người có nghề nghiệp lao động trí óc căng thẳng. Khi hệ thống xương tiền đình có dịch chảy bất thường sẽ khiến người bệnh cảm thấy:

Mất thăng bằng, chao đảo, khó đứng hoặc ngồi vững

Hoa mắt, chóng mặt; đau đầu, ù tai

Có thể ngất hoặc rơi vào trạng thái mất ý thức

Bệnh thường tiến triển dần trở thành rối loạn tiền đình nặng, ban đầu có thể chỉ là một cơn chóng mặt đột ngột thoáng qua, sau đó những dấu hiệu này xảy ra thường xuyên hơn

Có 2 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn tiền đình:

Nguyên nhân ngoại biên: Đau nửa đầu, viêm dây thần kinh tiền đình, viêm mê đạo, chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, nhiễm trùng…

Nguyên nhân trung ương: Xuất huyết não, u não, xơ cứng, thiếu máu lên não, hoặc do chính thiếu máu não…

Cách cải thiện bệnh rối loạn tuần hoàn não và rối loạn tiền đình

Người bệnh khi có những biểu hiện trên nên đi khám cẩn thận để biết phương pháp chữa trị thích hợp, tránh để bệnh kéo dài gây nguy hiểm.

Rối loạn tiền đình có thể là do bệnh đau nửa đầu, bệnh viêm dây thần kinh tiền đình, hoặc thiếu máu não. Rối loạn tuần hoàn não là nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiền đình trung ương. Bộ đôi này có thể ảnh hưởng nguy hại rất lớn đến khả năng làm việc và tận hưởng cuộc sống bình thường của người bệnh. Do đó, quá trình xử lý vừa phải đảm bảo giải quyết hiệu quả các triệu chứng như

Bạn nên tạo thói quen sinh hoạt khoa học, hợp lý để nâng cao sức khỏe, cải thiện nhanh các triệu chứng bệnh và tránh bệnh quay lại.

Bạn nên tránh ngồi nhiều trong phòng lạnh, ngồi quá lâu, thường xuyên tập thể dục, bài tập cho vùng đầu cũng như cổ vai gáy.

Nên thận trọng trong tư thế sinh hoạt, không nên quay cổ hay thay đổi tư thế một cách đột ngột.

Không nên sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia vì dễ gây tăng huyết áp và làm tăng triệu chứng của bệnh.

Rối loạn tiền đình rất dễ xảy ra ở những người làm việc văn phòng, những người ngồi nhiều trong phòng lạnh và tiếp xúc thường xuyên với máy vi tính.

Trên đây là những chia sẻ giúp bạn có thể phân biệt được triệu chứng của hai căn bệnh cũng như tránh nhầm lẫn giữa rối loạn tuần hoàn não và rối loạn tiền đình. Hiểu rõ từng loại bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị phù hợp, tránh để tình trạng bệnh kéo dài.Thường xuyên theo dõi phucthanan.com để cập thêm thông tin sức khỏe!