Rối tiền đình cần bổ sung gì? Chế độ ăn uống hữu ích cho người bệnh

Nếu bị rối loạn tiền đình, bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý rất tốt cho hệ thần kinh, não bộ. Ngoài ra, còn giúp cải thiện rất nhiều về vấn đề bệnh lý, góp phần giúp tăng cường sức khỏe. Vậy rối loạn tiền đình cần bổ sung gì và chế độ ăn uống của người bị rối loạn tiền đình như thế nào?

Người bị rối loạn tiền đình cần bổ sung gì?

Người bệnh rối loạn tiền đình nên bổ sung những thực phẩm hỗ trợ tốt cho hoạt động của hệ thần kinh và hệ miễn dịch. Đặc biệt là nhóm thực phẩm giàu vitamin B như vitamin B6, vitamin B9 (folate) , vitamin C, vitamin D,…

Thực phẩm bổ sung vitamin B6

Vitamin B6 có nhiều trong sữa, cá hồi, cá ngừ, trứng, gan, thịt bò, thịt gà, cà rốt, chuối, bơ,… giúp cải thiện hoa mắt, chóng mặt.

roi-loan-tien-dinh-can-bo-sung-gi

Những thực phẩm chứa Vitamin C

Trong các loại quả như ổi, cam, chanh, dâu tây, kiwi,…hay rau cải xoăn, cải bó xôi, bông cải xanh,.. có chứa nhiều vitamin C giúp ngăn ngừa bệnh tim, ung thư, trầm cảm và cải thiện rối loạn tiền đình.

Thực phẩm chứa vitamin D

Vitamin D có thể ngăn ngừa nhiều loại bệnh như tiểu đường, ung thư, bệnh tim,.. Vitamin D có nhiều trong các loại thực phẩm như cá hồi, cá mòi, lòng đỏ trứng, các loại nấm, sữa bò, sữa đậu nành, các loại ngũ cốc, yến mạch,…

Thực phẩm chứa nhiều folate

Folate có nhiều trong các loại đậu và cây họ đậu, bông cải xanh, các loại nấm, hoa quả và nước ép trái cây,… Folate giúp giảm căng thẳng và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

Bị rối loạn tiền đình có thể sử dụng thuốc gì?

Khi có triệu chứng chóng mặt cấp tính ( triệu chứng hay gặp của rối loạn tiền đình) cần phải điều trị kịp thời. Việc điều trị có thể sử bằng thuốc và thuốc sử dụng phải được kê đơn từ bác sĩ. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị rối loạn tiền đình:

Thuốc giảm chóng mặt, buồn nôn: thuốc glucocorticoid, acetyl leucin

Thuốc điều trị hỗ trợ, tăng tuần hoàn não: thuốc betahistine, almitrin-raubasin, ginkor giloba, piracetam,…

Thuốc giảm lo âu: benzodiazepines

Nếu bạn lo lắng khi sử dụng thuốc Tây dễ gây tác dụng phụ thì hãy thử áp dụng bài thuốc nam chữa rối loạn tiền đình.

Những lưu ý khi mắc bệnh rối loạn tiền đình?

Người mắc bệnh rối loạn tiền đình cần lưu ý những điều sau đây:

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên

Không ngồi liên tục trên 2 tiếng, đặc biệt là ngồi sử dụng máy tính

Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá

Tránh ngồi ngay dậy khi đang nằm, tránh ngồi xổm hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh

Hạn chế căng thẳng, lo âu

Tránh những hoạt động trên cao

Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trong nhiều giờ

Ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ

Nên phòng bệnh rối loạn tiền đình như thế nào?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh là một nguyên lý cơ bản trong y học từ trước đến nay. Để phòng tránh rối loạn tiền đình chúng ta cần:

Xây dựng một chế độ ăn hợp lý, khoa học, đầy đủ dưỡng chất

Uống đủ nước mỗi ngày, tránh để cơ thể xảy ra tình trạng mất nước

Giảm thiểu căng thẳng, lo âu

Đối với những người làm việc văn phòng cần hạn chế ngồi quá nhiều, nên thường xuyên vận động đặc nhẹ biệt là vùng cổ, vai, gáy

Hạn uống đồ uống có cồn như rượu, bia

Không nên đột ngột đứng lên, ngồi xuống quá nhanh

Khi có dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình, cần phải thăm khám và điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.  Không được tự ý sử dụng thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Rối loạn tiền đình uống nước gì thì tốt?

Rối loạn tiền đình uống nước gì để tăng cường sức khỏe và cải thiện tình trạng bệnh là thắc mắc của nhiều người bệnh. Theo các chuyên gia, người bị rối loạn tiền đình cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, có thể đa dạng các nguồn nước như nước ép trái cây, sinh tố, sữa hạt, các loại trà thảo mộc,…

Dưới đây là danh sách 10 loại nước tốt cho người rối loạn tiền đình:

Nước ép, sinh tố cải bó xôi: chứa nhiều khoáng chất, kẽm, chất xơ, canxi, folate, mangan, phốt pho, vitamin A, vitamin B6, vitamin C, vitamin E,…

Sữa đậu nành: trong đậu nành có nhiều  axit béo phytoestrogen, Omega-3, Omega-6

Sinh tố cà chua: trong cà chua chứa nhiều vitamin A và vitamin C

Nước ép cam: giàu vitamin C, vitamin B6

Nước ép ổi: trong nước ép ổi có vitamin A, vitamin B1, vitamin B, vitamin B3 và vitamin C

Sinh tố dâu tây, kiwi: giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa, điều chỉnh huyết áp và tăng cường hệ miễn dịch

Trà hoa cúc: chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể giảm đau đầu, chóng mặt, giúp làm dịu tinh thần

Trà xanh: trong trà xanh có nhiều EGCG là thành phần chống oxy hóa mạnh vì vậy trà xanh giúp ổn định huyết áp, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch

Sinh tố bơ: trong bơ có nhiều axit béo Omega-3 và các loại axit béo không no có tác dụng giảm lượng cholesterol xấu trong máu một cách đáng kể.

Nước lọc: Các nhà chuyên gia đã chỉ ra rằng, việc uống đủ 1.8-2 lít nước mỗi ngày cũng có thể ngăn ngừa rối loạn tiền đình.

Như vậy, người mắc bệnh rối loạn tiền đình cần phải xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là đảm bảo đầy đủ các nhóm chất giúp cải thiện và ngăn ngừa tình trạng bệnh như vitamin B6, vitamin B9, vitamin C, vitamin D… Bên cạnh đó phải uống đủ nước mỗi ngày, có thể thay thế nước lọc bằng các loại trà, nước ép, sinh tố tốt cho rối loạn tiền đình.

Khi phát hiện rối loạn tiền đình cấp tính hãy liên ngay theo hotline 0975097833 để có pháp đồ điều trị kịp thời và hợp lý tránh tự ý sử dụng thuốc điều trị. Đồng thời luôn tuân theo các phương pháp phòng bệnh và những lưu ý khi bị bệnh để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình điều trị bệnh.