Thiếu máu não có làm mất ngủ không? Chuyên gia tư vấn

Mất ngủ là bệnh lý rất nhiều người mắc phải, nhưng thường bị coi nhẹ vì cho rằng chỉ cần tự điều chỉnh thời gian biểu sinh hoạt là đủ. Tuy nhiên, chứng mất ngủ còn có nhiều nguyên nhân sâu xa hơn thế. Liệu thiếu máu não có làm mất ngủ không là câu hỏi của không ít người khi mắc phải tình trạng này.

Vì sao thiếu máu não lại gây mất ngủ

Thiếu máu lên não, hay còn gọi thiểu năng tuần hoàn não, là tình trạng rối loạn chức năng ở não do lượng máu nuôi não bị giảm sút. Hiểu một cách chuyên sâu hơn, các chất gốc tự do tăng sinh và xâm hại các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt ở những nơi tiêu thụ nhiều oxy như mạch máu não, dẫn đến sự hình các mảng xơ vữa và huyết khối, làm tắc nghẽn dòng máu chuyên chở oxy lên não, lâu ngày gây ra những rối loạn cho hệ thần kinh, điển hình là tình trạng mất ngủ.

mat-ngu2

Nguyên nhân của bệnh thiếu máu não

Có hai nhóm nguyên nhân chính gây nên hiện tượng thiếu máu não. Nhóm nguyên nhân đầu tiên thường xuất hiện ở người già, nhiều bệnh nền, do tuổi tác cao làm các cơ quan hoạt động kém đi, dẫn đến các bệnh lý như:

Xơ vữa động mạch.

Thoái hóa cột sống cổ.

Một số bệnh khác như huyết áp cao, tim mạch, béo phì,..

Nhóm nguyên nhân thứ hai là do lối sống không lành mạnh, thường xuất hiện ở người trẻ tuổi:

Chế độ thực phẩm kém dinh dưỡng.

Lười hoạt động thể chất.

Lạm dụng các chất kích thích.

Căng thẳng về mặt tinh thần.

Thiếu máu não mất ngủ kèm theo nhiều triệu chứng khác

Bệnh thiếu máu lên não có một số triệu chứng điển hình sau đây:

Đau đầu: ban đầu có thể xuất hiện một vài cơn đau nhói nhẹ ở một vài vùng, sau lan ra khắp đầu.

Mất ngủ: Tình trạng máu tuần hoàn lên não kém khiến cơ thể khó điều chỉnh đồng hồ sinh học, gây ra những rối loạn về giấc ngủ, cụ thể như ngủ không đủ giấc, dễ giật mình tỉnh giấc giữa đêm,…

Tê bì chân tay: Ban đầu có cảm giác tê như bị chích nhẹ ở đầu ngón tay, sau có thể ngày càng nặng hơn, lan dần rộng lên các vùng khác…, thậm chí dẫn đến tình trạng mất hết cảm giác.

Hoa mắt, chóng mặt: Đây là cảm giác xây xẩm, thấy bản thân và mọi vật bị xoay nghiêng ngả, khiến cho người bệnh khó giữ thăng bằng, phải đứng yên một chỗ. Triệu chứng này có thể xuất hiện trong vài giây cho đến vài phút.

Suy giảm trí nhớ: Suy giảm trí nhớ và nhận thức được coi là một trong những biểu hiện nặng của bệnh thiếu máu não như hay quên thông tin, lơ đễnh, thậm chí khó nhận biết mốc thời gian và không gian,…

Cách phòng bệnh thiếu máu não mất ngủ

Thiếu máu não là tình trạng có thể gặp ở mọi độ tuổi và giới tính, trong đó, người cao tuổi, người bận rộn, thường xuyên căng thẳng là những đối tượng dễ mắc phải chứng bệnh này nhất. Có rất nhiều phương pháp giúp ngăn ngừa bệnh như duy trì lối sống lành mạnh, thường xuyên theo dõi sức khỏe,…

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất

Bệnh thiếu máu lên não hoàn toàn có thể được ngăn ngừa bởi một chế độ ăn uống hợp lý và giàu dinh dưỡng. Một số loại thực phẩm cần được chú ý trong thực đơn hàng ngày của bạn là:

Nhóm giàu chất đạm: Những thực phẩm giúp tái tạo hồng cầu, cải thiện hoạt động não bộ như thịt đỏ, trứng, các loại hải sản như cá hồi

Nhóm giàu vitamin: Các loại rau củ có lá màu xanh như rau chân vịt, súp lơ, ,…chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng giúp cải thiện năng suất hoạt động của não bộ và lưu thông máu lên não

Sử dụng kết hợp thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Hiện nay, trên thị trường có không ít loại thuốc, thực phẩm chức năng có tác dụng điều hòa lưu lượng máu lên não cũng như cải thiện những triệu chứng mà thiếu máu não gây ra. Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng đáng ngờ, người bệnh cần tới thăm khám tại cơ sở y tế để nhận được chẩn đoán và tư vấn chính xác nhất từ bác sĩ.

Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh gây căng thẳng

Căng thẳng kéo dài là một trong những nguyên nhân chính tác động tiêu cực đến hệ tuần hoàn máu. Nhằm giảm áp lực tinh thần, cải thiện năng suất lao động, ta có thể học cách sắp xếp thời gian biểu một cách khoa học, tránh dồn nhiều việc vào một lúc. Ngoài ra có thể thực hiện một số hoạt động khác như nghe nhạc, làm vườn, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử, áp dụng các liệu pháp trò chuyện,..

Tăng cường luyện tập thể thao

Theo một số nghiên cứu, rèn luyện thể chất đều đặn từ 15 đến 30 phút mỗi ngày giúp kích thích lưu thông máu, tốt cho tim mạch, giảm stress và nâng cao sức khỏe. Để phòng tránh và cải thiện tình trạng thiếu máu lên não, bạn có thể thực hiện một số bài tập như: chạy bộ, bơi lội, massage đầu mặt, yoga ( đặc biệt là tư thế gập người, gác chân lên tường, tư thế con lạc đà,…).

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ là một hoạt động hết sức cần thiết, giúp bạn phát hiện bệnh từ giai đoạn đầu và ngừa trước rủi ro về sức khỏe. Thiếu máu lên não có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nên người bệnh cần thăm khám định kỳ tại các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để nhận được chẩn đoán, tư vấn chính xác nhất từ bác sĩ.

Như vậy, đáp án trả lời cho câu hỏi “Thiếu máu não có làm mất ngủ không” là hoàn toàn có. Để biết được nguyên nhân gây nên chứng mất ngủ của mình, người bệnh nên theo dõi, kiểm tra sức khỏe tại cơ sở y tế, đồng thời, cần tự giác duy trì những thói quen lành mạnh giúp phòng tránh bệnh thiếu máu lên não và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Mọi thắc mắc liên quan về căn bệnh thiếu máu não có làm mất ngủ hay không cần được giải đáp thì hãy liên hệ đến hotline 0975097833 để được hỗ trợ tư vấn và điều trị kịp thời.