Bệnh thiếu máu: Triệu chứng, nguyên nhân và phòng ngừa bệnh

Người bệnh thường cho rằng các triệu chứng da xanh xao, cơ thể mệt mỏi không mấy nguy hiểm, “ăn uống mấy ngày là khỏe lại mà”. Nhưng tình trạng này kéo dài này lại là dấu hiệu của bệnh thiếu máu. Vậy bệnh thiếu máu có nguy hiểm không và những điều cần biết về bệnh thiếu máu là gì? Cùng tìm hiểu ở bài viết bên dưới nhé.

Bệnh thiếu máu là gì?

Thiếu máu là tình trạng máu trong cơ thể giảm lượng hồng cầu hoặc lượng huyết sắc tố, thường do lượng oxy đến các mô của tế bào bị giảm. Thiếu máu do cơ thể thiếu dinh dưỡng như: sắt, vitamin b12 và các khoáng chất khác.

Dấu hiệu nhận biết thiếu máu

Có rất nhiều triệu chứng báo cho người bệnh biết mình đang bị thiếu máu, theo nghiên cứu thì người bệnh thường có các triệu chứng dưới đây:

Da mặt xanh nhạt, xanh vàng da xạm, niêm mạc nhạt màu

Ù tai khi ngủ có tiếng ong ong, vo ve ở bên tai

Làm việc các hoạt động như đứng lên ngồi xuống, quay người dễ bị hoa mắt chóng mặt

Các triệu chứng trong thời kì hành kinh của nữ giới trở nặng như: ra nhiều máu hơn bình thường, đau bùng hơn, hoa mắt chóng mặt ngay cả khi nằm

Kén ăn hơn, thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài lúc bị táo lúc bị kiết

Làm việc kém tập trung dễ bị xao nhãng vào việc khác, đau đầu mệt mỏi hồi hồi lo âu

Ngủ không đủ giấc, giấc ngủ không sâu thường xuyên bị mất ngủ khi tỉnh giấc vào buổi đêm

Rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ít hoặc vô kinh đối với nữ giới.

benh-theiu-mau

Nguyên nhân gây thiếu máu

Những người bị: giun móc, viêm dạ dày, trĩ, kinh nguyệt xuất hiện nhiều lần trong một kỳ kinh, ăn kém đều do cơ thể thiếu sắt gây ra thiếu máu.

Nguyên nhân chủ yếu của thiếu máu là thiếu sắt, tuy nhiên có một số trường hợp thiếu máu không phải do thiếu sắt như sau:

Do các bệnh thiếu máu bẩm sinh

Gặp các chứng bệnh giảm tải sản xuất tủy xương: rối loạn sinh tủy, suy tủy

Người bệnh nghiện rượu, cơ thể hấp thụ kém

Do cắt dạ dày, viêm nhiễm thiểu năng tuyến tụy

Người bệnh mắc suy giảm thận như: Suy thận

Cách phòng ngừa thiếu máu ở nhà

Có một lối sống khoa học lành mạnh: không thức khuya, tránh gặp căng thẳng thần kinh

Vận động thể dục thể thao thường xuyên

Nên ăn đa dạng thức ăn và đầy đủ các dương chất như: sắt, vitamin A, B12… đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.

Ăn uống đúng giờ đảm bảo vệ sinh, không nên ăn thức ăn nhanh và quá nhiều gia vị, các loại đồ ăn có nhiều hương liệu và dầu mỡ,…

Tẩy giun định kỳ theo chỉ định của bác sĩ

Nên đi khám Bác sỹ khi có bất thường trong cơ thể và dùng thuốc theo đơn, không tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định của Bác sỹ.

Phụ nữ có thai, cho con bú, rối loạn kinh nguyệt nên đi khám để kiểm tra công thức máu.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân để phát hiện người lành mang gen Thalassemia vì khi hai người mang gen này lấy nhau thì sinh con dễ mắc bệnh Thalassemia hơn.

Khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/ năm để phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị phù hợp.

Ngoài ra người bệnh nên sử dụng Phục Thần An để sẽ cải thiện tình trạng: thiếu máu, hoạt huyết bổ huyết, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể

☯ Hỗ trợ bổ sung lợi khuẩn giúp duy trì sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, hấp thu dưỡng chất, vitamin và khoáng chất tốt hơn.

☯ Hỗ trợ  bổ sung trực tiếp vitamin nhóm B, L-lysine, taurine, magnesium, zinc, canxi,… giúp khắc phục tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng kịp thời, tăng sức đề kháng tự nhiên, giúp ăn ngon, tăng cường hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể

☯ Bổ huyết hoạt huyết, loại bỏ gốc tự do: Thúc đẩy quá trình chuyển hóa loại bỏ các gốc tự do gây cản trở sự lưu thông máu giúp hoạt huyết, tăng cường tuần máu, ổn định huyết áp, cung cấp máu và oxy cho não, bù dinh dưỡng tái tạo, phục hồi tế bào thần kinh.

☯ Hỗ trợ bồi bổ sức khỏe tổng thể