Một căn bệnh được biết đến khá phổ biến hiện nay với số lượng người mắc lớn đó là bệnh rối loạn tiền đình. Nhiều người sẽ thường đặt câu hỏi, bệnh rối loạn tiền đình uống thuốc gì, bệnh này có chữa được hay không. Dưới đây sẽ là những kiến thức cơ bản mà chúng tôi đã tìm hiểu giúp bạn có thể phần nào hiểu rõ về căn bệnh cũng như cách phòng tránh của căn bệnh này.
Nội dung chính
Bệnh rối loạn tiền đình là gì?
Rối loạn tiền đình được biết đến là bệnh mà con người thường chóng mặt đột ngột. Những biểu hiện thường gặp của căn bệnh này đó sự xuất hiện của những cơn chóng mặt kéo dài, kết hợp với nôn mửa, buồn nôn, bị mất thăng bằng, thường hay rung giật nhãn cầu…
Rối loạn tiền đình uống thuốc gì còn tùy thuộc lớn vào tình hình bệnh và những triệu chứng mà người bệnh mắc phải. Thường thì khi điều trị rối loạn tiền đình sẽ gồm có rất nhiều phương pháp như:
Điều trị triệu chứng ở trong giai đoạn cấp tính: Với việc sử dụng các loại thuốc an thần, thuốc chống nôn, thuốc kháng histamin hay thuốc kháng cholinergic và benzodiazepine, cũng có thể kết hợp với corticosteroid.
Điều trị để phục hồi những chức năng tiền đình.
Sử dụng bằng phương pháp dùng thuốc tiêm Gentamicin và Steroids.
Phương pháp phẫu thuật.
Biểu hiện của rối loạn tiền đình
Chóng mặt
Chóng mặt là một triệu chứng của bệnh tiền đình thường xuất hiện ở những người mắc bệnh tiểu đường. Lúc đầu chỉ là những triệu chứng đau nhẹ, sau đó sẽ tằn dần mức độ lên nặng hơn và tần suất cũng sẽ gia tăng.
Đổ mồ hôi
Những biểu hiện tiếp theo của những người mắc bệnh rối loạn tiền đình đó là thường xuyên đổ mồ hôi nhiều ở chân lưng và tay, thường xảy ra tình trạng hoa mắt, buồn nôn, người mất cân bằng. Những triệu chứng này xảy ra khi não bộ bị chèn ép, dẫn tới việc dây thần kinh ngoại biên sẽ bị tổn thương.
Chóng mặt bất thường
Người mắc bệnh sẽ thường có cảm giác mông lung, quay cuồng, toàn thân thường sẽ trở nên nặng nề… Đây là biểu hiện được xem là rõ nét nhất khi mắc phải bệnh rối loạn tiền đình. Bên cạnh đó, người mắc bệnh thường sẽ bị rối loạn về cảm xúc với các triệu chứng như lo âu hay trầm cảm.
Bị ngất xỉu, mất ý thức
Với những người mắc bệnh rối loạn tiền đình lâu ngày sẽ thường dẫn tới sự mất đi ý thức và nặng hơn nữa đó là ngất xỉu. Đi cùng với đó là các triệu chứng như đổ mồ hôi, buồn nôn và thị lực giảm sút ở trong 1 thời điểm nào đó.
Rối loạn tiền đình uống thuốc gì?
Thuốc chống nôn
Các loại thuốc phổ biến thường được sử dụng như : domperidone, dimenhydrinate, Gravol.
Khi ở trong giai đoạn cấp tính để có thể giảm được các triệu chứng người bệnh thường sử dụng các loại thuốc chống nôn. Bổ sung thêm benzodiazepine phục vụ cho việc giúp cơ thể thêm an thần và giải quyết được các nỗi lo âu của người bệnh.
Khi các triệu chứng cấp tính đã biến mất ( thông thường sẽ từ một đến ba ngày), thì phương pháp điều trị này nên cần dừng lại.
Thuốc Corticosteroid
Thuốc Corticosteroid hay còn được biết đến với tên gọi thuốc chống viêm, thường được sử dụng trong những trường hợp thính lực bị mất một cách đột ngột. Việc sử dụng thuốc sẽ giúp người bệnh giảm sự ù tai và chóng mặt thông qua đường tiêm, đường uống hoặc thông qua màng nhĩ.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc này cũng có thể sẽ gây ra những tác dụng không mong muốn như: rối loạn tiêu hóa, tăng huyết áp động mạch, tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng cân, …
Thuốc Betahistine
Trong những loại thuốc chữa chóng mặt, thì betahistine là nổi bật hơn cả. Với công dụng giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của ù tai hay buồn nôn. Đặc biệt nhất là với những người có dấu hiệu quay cuồng, chóng mặt.
Thuốc lợi tiểu
Một trong những loại thuốc giúp hỗ trợ chữa bệnh rối loạn tiền đình đó là loại thuốc lợi tiểu với thành phần làm từ hydrochlorothiazide, triamterene hoặc acetazolamide. Việc sử dụng loại thuốc này khiến cho thận được bài tiết nhiều, giúp cho cơ thể giảm áp lực hơn ở tai trong.
Tuy nhiên, một nhược điểm của loại thuốc này khi sử dụng quá nhiều sẽ làm giảm thiểu tình trạng tụt huyết áp và mất nước. Đôi khi việc sử dụng thuốc sẽ gây ra những dị ứng da, làm thay đổi nồng độ kali ở trong máu. Việc này sẽ gây ra những nguy hiểm cho tim mạch, gia tăng sự rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, đau đầu… Vậy nên, khi sử dụng thuốc rất cần có sự giám sát y tế nghiêm ngặt.
Thuốc bớt lâu âu
Thuốc giải lo âu hay còn được biết đến với tên gọi là benzodiazepines. Một loại thuốc giúp làm giảm độ nhạy của hệ thống tiền đình, giúp làm giảm những cơn lo âu, khủng hoảng thường xảy ra đột ngột.
>>> Tìm hiểu ngay 5 bài thuốc nam trị rối loạn tiền đình được nhiều người tin dùng và đã cải thiện triệu chứng hiệu quả ngay tại nhà
Người bị rối loạn tiền đình cần nên làm gì?
Một trong những lời khuyên mà bác sĩ dành cho bệnh nhân mắc các triệu chứng về rối loạn tiền đình đó là:
Thường xuyên ngồi hoặc thư giãn, tránh sự vận động.
Cố định mắt nhìn vào một đối tượng.
Hạn chế việc di chuyển đầu, ngay cả những cử động nhỏ.
Hạn chế ánh sáng chói vào.
Không ăn thức ăn nếu vẫn còn thấy buồn nôn.
Ở những không gian yên tĩnh để cho căn bệnh được giảm nhẹ.
Hãy giữ bình tĩnh và thường xuyên nghỉ ngơi thả lỏng cơ thể
Khám định kỳ thường xuyên.
Phòng bệnh rối loạn tiền đình như thế nào
Để giúp phòng tránh việc mắc bệnh rối loạn tiền đình, bác sĩ đã có những lời khuyên để mỗi người có thể duy trì những thói quen sống tốt và có thể chủ động hơn trong việc bảo vệ bản thân trước những nguy cơ mắc bệnh.
Giữ cho tai luôn sạch sẽ, khô ráo để tránh những bệnh về tai và tự bảo vệ mình khỏi gió lùa và cảm lạnh và gió lùa.
Duy trì cho bản thân một chế độ ăn uống lành mạnh và hạn chế thuốc lá, caffeine
Tập cho bản thân một tư thế tốt, tránh việc phải cúi đầu xuống quá vai hoặc phải ngửa cổ lên quá nhiều.
Hạn chế việc sử dụng các loại thuốc độc gây hại cho tai gồm có như axit acetylsalicylic hay là một số loại thuốc lợi tiểu, kháng viêm và kháng sinh.
Tránh việc phải tiếp xúc nhiều với tiếng ồn làm cho hệ thống thần kinh trở nên căng thẳng.
Duy trì cho bản thân thói quen thư giãn, giảm chứng ù tai.
Trên đây là câu trả lời cho việc rối loạn tiền đình uống thuốc gì. Tùy vào từng người, từng triệu chứng và mức độ khác nhau sẽ có cho mình những sự lựa chọn uống thuốc khác nhau. Tuy nhiên, việc phòng ngừa bệnh từ sớm vẫn là một việc làm trên hết, giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe bản thân mình tốt hơn.
Nếu bạn đang có những dấu hiệu của bệnh tiền đình thì hãy nên sớm đi thăm khám để được phát hiện và có những phương pháp để điều trị kịp thời, giúp tránh được những sự phát triển nghiêm trọng của bệnh sau này.