Bệnh rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không?

Chắc hẳn, bạn đã từng nghe tới rối loạn thần kinh thực vật nhưng chưa thực sự nắm rõ về căn bệnh này. Bạn tự đặt ra những câu hỏi và muốn biết liệu rằng bệnh rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không? Để giải đáp những thắc mắc trên hãy theo dõi chia sẻ từ bài viết dưới đây.

Thế nào là rối loạn thần kinh thực vật?

Rối loạn thần kinh thực vật (Autonomic nervous system disorders) là chứng rối loạn gây ảnh hưởng đến chức năng tự động của cơ thể bao gồm: nhịp tim, mồ hôi, huyết áp và tiêu hóa.

Đó là sự mất cân bằng của hai hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Điều khiển mọi hoạt động của các cơ quan và không phụ thuộc vào sự điều khiển của não bộ. Hai hệ thống này về cơ bản gần như trái ngược nhau, đôi khi lại có tác dụng hiệp đồng ở phạm vi hẹp.

Theo y học cổ truyền, căn bệnh này còn gọi là rối loạn chức năng do kích thích ngoài ý muốn, hoạt động thần kinh quá mức căng thẳng, hoặc sau khi bị bệnh nặng, bệnh lâu dài, thể chất hư nhược, đến nỗi mất cân bằng công năng tạng phủ, âm dương, khí huyết dẫn đến rối loạn.

Rối loạn thần kinh thực vật có gây nguy hiểm không?

Rối loạn thần kinh thực vật thực chất không gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, chứng bệnh này có thể làm hạn chế các hoạt động thường ngày trong cuộc sống của người bệnh từ mức độ nhẹ cho đến nặng. Đặc biệt, nếu mắc hội chứng này trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến tâm sinh lý người bệnh. Nó cũng có thể dẫn đến những biến đổi của một số cơ quan trong cơ thể và gây ra các bệnh liên quan đến hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu, bài tiết, hô hấp, sinh dục,…Cụ thể:

Hệ tim mạch: gây hồi hộp, thiếu hơi, nhịp tim, huyết áp thay đổi thất thường, thiểu năng mạch vành, đau thắt ngực, khó thích ứng với hoạt động thể lực hoặc tập thể dục thể thao.

Hệ tiêu hóa: gây rối loạn tiêu hóa bởi chức năng co bóp của dạ dày, ruột bị rối loạn. Cảm giác ăn không ngon, nhanh no sau khi ăn, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn, khó nuốt và ợ hơi. Đại tiện bị kích thích khi căng thẳng.

Hệ thần kinh: rối loạn vận mạch gây đau đầu khi thời tiết thay đổi rối loạn tuần hoàn não, giảm trí nhớ, tập trung, khó ngủ sâu, lo âu hay buồn bực vô cớ.

Hệ tiết niệu: rối loạn tiết niệu, khó tiểu, không tự chủ được, kích thích tiểu tiện khi căng thẳng và tiểu không hết nước tiểu, có thể ảnh hưởng đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Hệ bài tiết: rối loạn tiết mồ hôi, tăng hay giảm tiết quá mức, ảnh hưởng khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể, thân nhiệt thay đổi nóng, lạnh bất thường.

Hệ hô hấp: co thắt cơ trơn phế quản khiến người bệnh khó thở, tăng khi thời tiết thay đổi hoặc căng thẳng, hụt hơi, khó thở, ngạt mũi.

Hệ cơ xương khớp: đau nhức xương khớp khi trở trời.

Hệ sinh dục: gây rối loạn tình dục, các vấn đề đạt được hoặc duy trì sự cương cứng, xuất tinh sớm ở nam giới, khó đạt cực khoái. Đối với phụ nữ bị khô âm đạo, kinh nguyệt bị rối loạn.

Rối loạn thần kinh thực vật còn là khởi đầu của nhiều loại bệnh như: chứng xanh tím đầu chi, bệnh Raynaud, chứng đỏ đau đầu chi, bệnh cứng bì,…

roi-loan-than-kinh-thuc-vat

Các bài tập ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh

Có rất nhiều bài tập rối loạn thần kinh thực vật khác nhau giúp khắc phục triệu chứng hiệu quả. Dưới đây là một số bài tập được nhiều người tin tưởng và đánh giá cao:

Bài tập hít thở

Thực hiện bài tập này đúng cách và đều đặn sẽ giúp não sản sinh ra nhiều lượng serotonin, giúp thúc đẩy nhanh khả năng tập trung của con người, cải thiện cảm xúc, tâm trạng theo chiều hướng tích cực, góp phần tốt để hỗ trợ điều trị rối loạn thần kinh tim.

Bên cạnh đó, bài tập hít thở còn giúp đào thải, đẩy lùi các độc tố đã tích tụ ở tim là CO2 và N2 ra bên ngoài. Vì vậy, sẽ giúp người bệnh có một trái tim khỏe mạnh mỗi ngày.

Bài tập thiền

Bài tập thiền là phương pháp được đánh giá cao đạt hiệu quả cao giúp người bệnh dễ dàng tập trung tư tưởng. Để bài thiền đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên tập ở một không gian đảm bảo sự thinh lặng, yên tĩnh, thoáng mát để không bị làm phiền, quấy nhiễu. Bạn nên tập thiền vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối bởi đó là khoảng thời gian lý tưởng nhất. Thời gian thiền nên kéo dài với thời gian ít nhất là 15 phút và nếu có điều kiện, bạn càng thiền lâu càng tốt.

Bài tập Yoga

Bộ môn yoga là phương pháp luyện tập mang đến những lợi ích rất tuyệt vời cho sức khỏe với đa dạng các bài tập. Vậy nên, bạn có thể nhờ các chuyên viên yoga tư vấn để lựa chọn được các bài tập yoga phù hợp với tình trạng sức khỏe nhằm cải thiện biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật.

Những bài tập yoga lí tưởng sẽ được tập luyện mỗi ngày 1 giờ đồng hồ, sẽ khiến cho hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm được điều chỉnh cân bằng, nhịp nhàng hơn. Khi đó, sẽ dần khắc phục hệ thần kinh thực vật bị rối loạn, mang lại đời sống tinh thần thoải mái, dễ chịu hơn.

Tham gia các bộ môn thể thao

Tham gia các bộ môn thể thao cũng là một trong những giải pháp cải thiện sức khỏe, hỗ trợ lưu thông máu, xóa bỏ stress, tăng sức đề kháng, căng thẳng. Từ đó, góp phần điều trị rối loạn thần kinh thực vật đạt hiệu quả tốt và được đánh giá cao. Một số bộ môn thể thao nên tập luyện thường xuyên như: chạy bộ, bơi lội, đạp xe, cầu lông, bóng rổ, bóng đá,…

Có thể phương pháp bấm huyệt cho người rối loạn thần kinh thực vật này sẽ phù hợp với bạn, giúp giảm triệu chứng hiệu quả

Với những chia sẻ hữu ích trên đây, các bạn đã nắm rõ về rối loạn thần kinh thực vật cũng như bệnh rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không. Hãy cảnh giác với các triệu chứng của bệnh, chủ động tập luyện thể dục thể thao, thay đổi thói quen sống để cải thiện và cân bằng hệ thần kinh thực vật.