Tai biến mạch máu não hay còn được gọi với các gọi khác là đột quỵ não là một căn bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên phần nào bộ bị tắc nghẽn hay vỡ ra gây ra mất oxy và các chất dinh dưỡng của mô não, gây nên hậu quả nghiêm trọng đến các bộ phận mà vùng não đó chi phối.
Chính vì thế chúng ta nên cần hiểu và biết rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm và có khả năng dẫn đến tử vong này. Để bản thân mỗi chúng ta này để có cách phòng bệnh một cách hiệu quả. Bài viết này sẽ giúp bạn biết rõ hơn về căn bệnh tai biến mạch máu não, những cách điều trị tai biến mạch máu não tại nhà qua đó sẽ có những cách phòng bệnh đơn giản tại nhà một cách hiệu quả.
Nội dung chính
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tai biến
Dưới đây sẽ là một số biến chứng có thể xảy ra đối với những người mắc tai biến mạch máu não để lại:
Liệt: Có khoảng 90% người bị liệt vận động sau đột quỵ. Di chứng này nó sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho bệnh nhân về sinh hoạt, đi lại hàng ngày. Cùng với đó bệnh nhân liệt, khi nằm lâu ngày sẽ dễ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như: cứng khớp, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu,…và có thể gây tử vong cho người mắc bệnh.
Rối loạn tiểu tiện: Những người bị đột quỵ thường sẽ bị rối loạn cơ vòng. Bên cạnh đó, rối loạn cảm giác và nhận thức làm cho người bệnh sẽ mất nhận thức về khả năng kiểm soát được tình trạng tiểu tiện, khiến người bệnh tiểu tiện không tự chủ.
Suy giảm nhận thức: Đây là một trong những biến chứng rất nặng nề của bệnh dẫn đến việc suy giảm trí tuệ của bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ bị các tình trạng rối loạn nhận thức các biểu hiện như: hay quên, suy giảm trí nhớ, đầu không tỉnh táo, mất khả năng định hướng không gian, thời gian, không nhận biết được người thân, ….Việc điều trị là khá lâu mới có thể phục hồi được nhưng sẽ không thể nào có thể lấy lại trí tuệ minh mẫn như lúc trước được.
Rối loạn cảm xúc: Rất nhiều bệnh nhân sau khi đã hết bệnh thường sẽ bị suy giảm hoặc mất khả năng tự chăm sóc bản thân và mà phải cần đến sự chăm sóc của người thân. Cùng với rối loạn cảm xúc thì các rối loạn như giấc ngủ, trí nhớ sẽ dẫn đến các tình trạng như là khó khăn trong giao tiếp với người khác, không thể tham gia các hoạt động trước đây,…điều này ngày càng khiến cho người bệnh sẽ cảm thấy tự ti, mặc cảm về bản thân hơn.
Rối loạn ngôn ngữ: Sau thời gian dài điều trị bệnh dễ dẫn đến cho người bệnh có thể gặp các rối loạn về ngôn ngữ nguyên nhân chính là do tổn thương tại vùng não chi phối đến chức năng ngôn ngữ với các biểu hiện khá như: nói ngọng, nói lắp, âm điệu bị biến đổi,…và gặp khó khăn trong việc giao tiếp hằng ngày, nặng hơn là không nói được.
Mục tiêu điều trị tai biến mạch máu não
Mục tiêu điều trị tai biến mạch máu não chính là làm tiêu cục máu đông, giảm độ nhớt của máu, giúp máu lưu thông tốt hơn. Theo các chuyên gia, để điều trị tai biến mạch máu não, cải thiện các di chứng hiệu quả, người bệnh cần phải giải quyết tốt các mục tiêu điều trị bệnh. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp có thể giúp giải quyết phần “ngọn” của vấn đề (tức làm tan cục máu đông) như: Dùng thuốc, phẫu thuật,… Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đa số các trường hợp bị tai biến không thể hồi phục hoàn toàn dù cho đã phẫu thuật hay dùng thuốc trong thời gian dài.
Đó là bởi các phương pháp này chưa thể chạm đến phần “gốc” cốt lõi trong điều trị tai biến mạch máu não, đó là làm tiêu sợi fibrin và tăng cường sản sinh plasmin.
Những cách điều trị tai biến mạch máu não tại nhà
Dưới đây là những cách chăm sóc cho người bệnh tai biến mạch máu não tại nhà:
T1: Thói quen sinh hoạt
Chăm sóc vệ sinh: Giữ da người bệnh luôn sạch sẽ, khô thoáng để tránh các tình trạng lở loét, giảm nguy cơ nhiễm trùng da. Người thân cũng có thể thường xuyên xoa bóp cho người bệnh để máu được lưu thông tốt hơn.
Khi tắm rửa, vệ sinh cá nhân cho người bệnh sử dụng nước có nhiệt độ ấm, sử dụng nước để tắm là nước từ 37 – 45 độ C và không nên tắm buổi tối.
Giường nằm: Nên sử dụng các loại đệm hơi hoặc có thể là đệm nước. Giường nằm cần phải có thanh chắn để phòng trừ té ngã và về phần đầu giường có thể nâng cao được. Nên để giường ở những nơi thoáng mát, có ánh nắng mặt trời và tránh những nơi ẩm thấp và có gió lùa vào.
T2: Thực phẩm – ăn uống
Chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân tai biến mạch máu não rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Người nhân có thể xây dựng cho người bệnh ăn theo chế độ dinh dưỡng gồm có ba bữa ăn chính và thức ăn nhẹ. Trong thành phần mỗi bữa ăn thì cần đáp ứng được đầy đủ các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho người bệnh. Chú ý không nên người bệnh không ăn quá no và nên thay đổi món ăn mỗi ngày.
T3: Thể dục, tập luyện
Người bệnh cần phải được đổi tư thế nằm mỗi 2 giờ để chống tình trạng loét da. Người nhà nên thường xuyên xoa bóp các khớp tay, khớp chân sẽ giúp người bệnh có thể lưu thông máu tốt hơn, ngăn ngừa các tình trạng như cứng khớp và teo cơ.
Sẽ tùy vào các mức độ bệnh mà người nhà cần phối hợp với nhân viên y tế có thể đề ra các kế hoạch tập luyện phù hợp với bệnh nhân. Chẳng hạn như, vận động hằng ngày cho bệnh nhân nên là mỗi ngày nên tập 2 – 3 lần và tiếp tục duy trì tập luyện giống vậy kể cả khi đã được hồi phục, nên khuyến khích bệnh nhân tự thực hiện các hoạt động và công việc sinh hoạt hằng ngày để tăng tốc độ hồi phục nhanh hơn.
T4: Thuốc
Sử dụng thuốc và tái khám: Những bệnh nhân có tiền sử về bệnh tai biến mạch máu não sẽ rất dễ bị tái phát bệnh lại và nghiệm trông hơn là lần sau sẽ có các dấu hiệu bệnh nặng hơn lần đầu.Chính vì vậy, người nhà cần theo dõi tình trạng sức khỏe và chế độ ăn uống của. Sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ đều đặn hàng ngày nhằm để phòng ngừa bệnh tái phát và nên đi tái khám khi đã uống hết thuốc hoặc nhận thấy có các dấu hiệu khác thường.
Phòng ngừa tai biến mạch máu não tại nhà
Để phòng tránh tai biến mạch máu não, chúng ta sẽ có những lưu ý sau:
Kiểm soát tốt bệnh lý
Những nhóm người có các bệnh như tiểu đường, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, mắc những bệnh về tim mạch,…bằng cách đo huyết áp hằng ngày, kiểm soát tốt đường máu, lượng mỡ trong máu. Cần tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ, uống thuốc theo đơn của bác sĩ và nếu có các dấu hiệu bất thường về sức khỏe cần phải đến bác sĩ để kiểm tra về tình trạng sức khỏe để xử lý kịp thời. Việc kiểm soát được tình trạng sức khỏe có ý nghĩa như sẽ kiểm soát tốt bệnh lý của bản thân, cũng chính là cách giúp phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não hiệu quả nhất.
Giữ thói quen sống tích cực
Không nên lạm dụng vào bia rượu quá nhiều. Không nên hút thuốc lá và sử dụng các chất có chất kích thích. Hạn chế tình trạng béo phì cho cơ thể bằng việc có chế độ tập thể dục hàng ngày phù hợp cho bản thân. Cần xây dựng một chế độ ăn có nhiều nên có nhiều loại rau, củ, hoa quả khác nhau. Hạn chế ăn quá mặn, các món ăn chứa quá nhiều mỡ động, vật thực và các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chiên rán,… Vận động, tập thể dục hàng ngày, chúng ta nên tập mỗi lần sẽ không quá 30 phút và tập ít nhất 5 buổi/tuần.
Trên đây là tất cả những cách điều trị tai biến mạch máu não tại nhà an toàn, hiệu quả. Để có thể đạt được một cách hiệu quả và tối ưu nhất, bạn cần phải sử dụng đều đặn và thường xuyên thuốc tai biến mạch máu não theo những chỉ định của bác sĩ.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào về căn bệnh tai biến mạch máu não cần được giải đáp thì hãy liên hệ theo số hotline 0975097833 để được hỗ trợ tư vấn kịp thời.