Rối loạn tiền đình là bệnh lý khá phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi, chủ yếu ở người trưởng thành thường xuyên bị căng thẳng, áp lực. Nếu không được phát hiện, điều trị từ sớm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy bị rối loạn tiền đình bao lâu thì khỏi? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung chính
Biến chứng để lại của rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình triền miên và kéo dài có thể gây ra các biến chứng từ nhẹ đến nguy hiểm như:
Suy giảm chất lượng cuộc sống
Các triệu chứng của bệnh thường gây khó khăn trong các hoạt động thường ngày của người bệnh. Khả năng lái xe, sự tập trung làm việc, học tập và các hoạt động vui chơi giải trí cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ đó, gây ra các biểu hiện căng thẳng, tâm lý không ổn định dẫn tới thất vọng và trầm cảm.
Trí nhớ giảm sút
Trình trạng kém tập trung, giảm trí nhớ và mệt mỏi thể đi kèm với rối loạn chức năng tiền đình. Vì thế, để giữ cho cơ thể thăng bằng hoặc duy trì tư thế đứng thẳng, não cần phải làm việc và xử lý nhiều hơn. Từ đó, ảnh hưởng đến các chức năng khác của não bộ.
Ảnh hưởng thính giác
Rối loạn tiền đình gây ù tai, giảm thính lực, nặng tai thường xảy ra ở bên tổn thương ngoại vi.
Vấn đề tim mạch
Tức ngực, đổ mồ hôi, hồi hộp, căng thẳng quá mức và các triệu chứng tim mạch khác xảy ra do ảnh hưởng của chức năng tiền đình.
Ảnh hưởng thị giác
Viêm dây thần kinh có thể làm thay đổi cách hai hệ thống tiền đình và thị giác phối hợp hoạt động cùng nhau. Người bệnh trở nên nhạy cảm với các vấn đề thị lực và gặp khó khăn chuyển động, cử động đầu, quan sát đồ vật,…
Mệt mỏi, dễ trầm cảm
Căn bệnh trầm cảm đang ngày càng phổ biến trong xã hội, những nguyên nhân chính là khi mắc phải bệnh, đa số người bệnh bị hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, không thể đứng vững và sinh hoạt gặp nhiều khó khăn, điều này khiến họ cảm thấy mệt mỏi, chán nản.
Mất thăng bằng cơ thể
Triệu chứng phổ biến của rối loạn tiền đình là gây ra chóng mặt. Người bệnh sẽ có cảm giác lâng lâng hoặc mất cân bằng. Đi kèm với đó, người bệnh có thể gặp tình trạng hoa mắt hoặc tê bì chân tay,… Thậm chí, rối loạn tiền đình gây đau đầu, chóng mặt tái phát đột ngột vào ban đêm, khi đang điều khiển phương tiện giao thông có thể khiến họ gây ra tai nạn nguy hiểm cho chính bản thân cũng như cả những người xung quanh.
Kéo dài dẫn đến bệnh về thần kinh
Khi bị rối loạn tiền đình kéo dài dai dẳng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu vực dây thần kinh trung ương khiến não bộ bị thiếu máu và có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm như tai biến mạch máu não, đột quỵ não.
Các triệu chứng của bệnh thường kéo dài bao lâu?
Tùy vào cơ địa của từng bệnh nhân và tình trạng nặng nhẹ mà các triệu chứng của rối loạn tiền đình có thể rất nhanh sẽ hết nhưng cũng có thể kéo dài gây nhiều hậu quả
Trong trường hợp người bệnh tiền đình ngoại biên thì có thể tự khỏi. Một số trường hợp khỏi rất nhanh, chưa đến 1 giờ. Tuy nhiên trong vài trường hợp, nhiều người phải mất vài ngày, cả tuần, thậm chí cả tháng mới hết. Vì vậy, nếu bác sĩ chẩn đoán bệnh không liên quan đến bệnh lý của não thì có thể an tâm, hết triệu chứng là ổn.
Trái lại, đối với người bệnh rối loạn tiền đình trung ương lại có xu hướng kéo dài triền miên và tái phát thường xuyên. Do đó, bạn cần nắm vững nguyên nhân để chữa trị kịp thời. Nếu bị chóng mặt kèm khó nói, tê yếu chân tay, hãy thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ bệnh cũng như thái độ hợp tác của người bệnh trong suốt quá trình chữa bệnh.
Làm sao chữa trị dứt điểm rối loạn tiền đình?
Nếu như người bệnh điều trị đúng, tinh thần tích cực, không tự mua thuốc để điều trị vì có nhiều loại thuốc có thể gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe thì bệnh có thể sớm dứt điểm. Ngoài ra, với việc tập luyện thường xuyên, nhẹ nhàng đối với đốt sống cổ để giúp khí huyết lưu thông và giảm thiểu thiếu máu lên não.
Trong trường hợp người cao tuổi đột nhiên bị chóng mặt, nhức đầu đột ngột, sốt cao, mờ mắt, mất thị lực, giảm thính giác,… thì nên nhanh chóng đi thăm khám vì đó rất có thể là những biến chứng của bệnh lý rối loạn tiền đình.
Bên cạnh đó, người bệnh cần theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ để hỗ trợ cải thiện chất lượng cuộc sống và tránh nguy cơ gặp phải những biến chứng khó lường.
Ăn uống khoa học
Bổ sung đầy đủ các loại vitamin để tăng cường sức khỏe cho hệ thống rối loạn tiền đình.
Vitamin B6: Nguồn cung cấp chủ yếu là thịt gà, cá, trái cây như cam, quýt, chuối, hạnh nhân, các loại đậu, ngũ cốc, khoai tây, khoai lang, bí ngô,…
Vitamin C: Cải thiện các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, giúp kiểm soát bệnh rối loạn tiền đình tốt hơn. Vitamin C chứa nhiều trong các loại trái cây như cam, chanh, bưởi, cà chua, đu đủ và rau cải,…
Vitamin D: Xơ cứng tai là triệu chứng phổ biến ở người bị rối loạn tiền đình. Vitamin D giúp cải thiện tình trạng này và việc bổ sung vitamin D là rất quan trọng đối với người bệnh. Họ cần bổ sung các thực phẩm chứa vitamin D như cá, trứng sữa, các loại ngũ cốc, các sản phẩm từ đậu nành,…
Thực phẩm chứa nhiều folate: cần bổ sung các loại hạt như hướng dương, các loại đậu, các loại rau màu xanh và trái cây sẽ giúp cải thiện các vấn đề cân bằng ở người lớn tuổi.
Thăm khám thường xuyên
Khi thấy cơ thể có biểu hiện chóng mặt mất thăng bằng kèm theo cơn nhức đầu bất chợt, mắt mờ, chân tay run, cảm giác lảo đảo muốn ngã,… có thể là dấu hiệu của bệnh.
Người bệnh cần khám chuyên khoa nội thần kinh, hoặc chuyên khoa tai – mũi – họng và làm một số xét nghiệm, chụp X – quang, chụp cộng hưởng từ,… để các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Tập thể dụng nhẹ nhàng
Luyện tập thể dục là cách tốt nhất để làm giảm các triệu chứng chóng mặt, đau đầu.
Để đạt hiệu quả tích cực, người bệnh phải kiên trì luyện tập thường xuyên.
Thời gian luyện tập chuỗi động tác tối thiểu trong khoảng 30 phút, trong đó có phần khởi động và thư giãn sau bài tập.
Người bị mắc các bệnh về tim mạch, xương khớp vẫn có thể tập yoga nhưng cần có sự hướng dẫn của huấn luyện viên.
Trước khi luyện tập, cần khởi động kỹ và đúng cách nhằm giảm thiểu tối đa chấn thương trong lúc tập.
Bệnh tiền đình của bạn sẽ có cải thiện tốt nếu áp dụng các mẹo chữa tiền đình tại nhà này!
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn giải đáp được thắc mắc bị rối loạn tiền đình bao lâu thì khỏi? Từ đó, giúp các bạn tìm ra các giải pháp phòng tránh căn bệnh một cách phù hợp và hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về những triệu chứng của rối loạn tiền đình cũng như cách điều trị, hãy liên hệ hotline 0975097833 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.