Các phương pháp chẩn đoán rối loạn thần kinh thực vật mới nhất

Bệnh rối loạn thần kinh thực vật có ảnh hưởng lớn tới các hoạt động của các bộ phận trong cơ thể. Bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu chẩn đoán chính xác. Tuy nhiên, bệnh cũng dễ bị chẩn đoán nhầm với bệnh rối loạn lo âu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn nắm được cái nhìn tổng quan về bệnh, cũng như các phương pháp chẩn đoán rối loạn thần kinh thực vật chính xác.

Rối loạn thần kinh thực vật là gì?

Trước hết, chúng ta cần nắm được Hệ thần kinh thực vật (tên tiếng anh là Autonomic Nervous System) là gì? Nó ảnh hưởng đến hoạt động của chúng ta như thế nào?

Hệ thần kinh thực vật (hay còn được gọi là hệ thần kinh tự chủ) là một thành phần của hệ thống thần kinh ngoại biên. Nó giúp điều hòa các hoạt động vô thức của con người, bao gồm: nhịp tim, huyết áp, hô hấp, tiêu hóa và kích thích tình dục.

Hệ thần kinh thực vật gồm: hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh đối giao cảm.

Hệ thần kinh giao cảm: Còn gọi là hệ thống chiến đấu hay bỏ chạy. Có thể hiểu đơn giản, khi chúng ta hưng phấn hay sợ hãi, nó sẽ làm tim bạn đập nhanh, đổ mồ hôi, tăng nhịp thở…Đây chính là những dấu hiệu do hệ thần kinh giao cảm chỉ huy.

Ngoài ra, hệ giao cảm còn giảm bớt các hoạt động không cần thiết như tiêu hóa thức ăn. Chẳng hạn như cơ thể bạn đang cần sức để chạy, hệ giao cảm sẽ chỉ huy cơ thể tiêu hóa thức ăn sau, dồn năng lượng cho việc chạy…

Hệ thần kinh đối giao cảm: Nó còn được gọi là hệ thống “nghỉ ngơi và tiêu hóa”. Chẳng hạn như khi chúng ta ngủ say, hệ thần kinh thực vật vẫn làm việc giúp cơ thể duy trì sự sống như: tim đập, phổi hô hấp, dạ dày co bóp tiêu hóa, da tiết mồ hôi…

Hai bộ phận này hoạt động đối lập nhưng lại bổ sung cho nhau, chứ không phải là đối nghịch. Có thể hiểu đơn giản, bộ phận giao cảm là chân ga, còn bộ phận đối giao cảm là phanh hãm. Hai hệ thống này hoạt động bổ sung cho nhau, giúp cho cơ thể con người hoạt động linh hoạt.

Rối loạn thần kinh thực vật (tên khoa học là Autonomic nervous system disorders) là sự mất cân bằng của hai hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Nó làm ảnh hưởng đến chức năng tự động cơ thể bao gồm nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa… Tuy bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng tác động rất lớn tới sinh hoạt của người bệnh.

Những rối loạn này do nhiều nguyên nhân gây ra, hầu hết các bệnh nhân có thể tự phục hồi. Nhưng cũng có trường hợp trở thành mãn tính nếu không điều trị kịp thời.

Chẩn đoán bệnh cần xác định rõ nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn thần kinh thực vật, thậm chí cho tới nay y học vẫn chưa giải đáp được nguyên nhân trong một số trường hợp. Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp ở đa số các bệnh nhân:

Người mắc Lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng Sjogren…sẽ dễ bị rối loạn thần kinh thực vật.

Người mắc bệnh ung thư phải điều trị xạ trị, điều trị hóa chất, hoặc phẫu thuật vùng cổ làm tổn thương hạch thần kinh.

Bệnh đái tháo đường là một trong những nguyên nhân thường gặp rối loạn thần kinh thực vật.

Do nhiễm virus, vi khuẩn…

Do bệnh nhân dùng thuốc điều trị ung thư, thuốc chống trầm cảm…gặp phản ứng phụ của thuốc.

Bệnh nhân bị teo não, Parkinson, Alzheimer… cũng dễ bị rối loạn thần kinh thực vật

Sử dụng các chất kích thích thường xuyên như thuốc phiện, chất gây ảo giác, rượu, bia…

Bệnh do di truyền.

Do căng thẳng kéo dài, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực…

Các triệu chứng điển hình của bệnh

Các phương pháp chẩn đoán rối loạn thần kinh thực vật

Để chẩn đoán chính xác bệnh rối loạn thần kinh thực vật, bác sĩ cần phải thực hiện các bước chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng. Cụ thể:

Chẩn đoán lâm sàng: Bác sĩ tìm hiểu về bệnh sử, tiền sử gia đình. Khám tổng quát bệnh nhân. Việc chẩn đoán có thể dựa trên các triệu chứng bệnh nhân đang gặp phải.

Chẩn đoán cận lâm sàng: Chỉ định người bệnh tiến hành các xét nghiệm sau:

Xét nghiệm máu toàn bộ.

Xét nghiệm bảng chuyển hoá toàn diện: gồm 8 xét nghiệm đo một số chất trong máu của bạn. Các xét nghiệm này sẽ cung cấp cho bác sĩ thông tin quan trọng về tình trạng trao đổi chất trong cơ thể;  mức đường trong máu, sự cân bằng của chất điện giải…

Phân tích nước tiểu.

Thử nghiệm Histamine.

Dựa vào kết quả các xét nghiệm, triệu chứng và tình trạng sức khỏe của người bệnh, từ đó bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác.

chuan-doan-roi-loan-than-kinh-thuc-vat

Phương pháp điều trị rối loạn thần kinh thực vật

Hiện nay, phác đồ điều trị rối loạn thần kinh thực vật chủ yếu là tập trung điều trị các triệu chứng trên. Sau đây là phác đồ điều trị cho mọi người tham khảo:

Điều trị nội khoa

Bệnh nhân được chỉ định sử dụng các thuốc tây y như: thuốc bổ sung canxi, vitamin nhóm B, acid glutamic, thuốc an thần… giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Ngoài ra còn có thể sử dụng các nhóm thuốc khác như: Thuốc giảm lo âu, gây ngủ; Thuốc chống trầm cảm; Thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa; Thuốc điều trị rối loạn trên hệ tiết niệu, sinh dục,…

Các bác sĩ sẽ căn cứ vào triệu chứng cụ thể ở mỗi bệnh nhân mà chỉ định những loại thuốc phù hợp.

Điều trị ngoại khoa

Ở một số trường hợp có hiện tượng tăng tiết mồ hôi quá nhiều, đặc biệt ở lòng bàn chân, bàn tay do rối loạn thần kinh thực vật, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động… thì bác sĩ sẽ chỉ định làm phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực. Nhưng một số bệnh nhân sẽ vẫn tái phát. Điều quan trọng là phải tìm đúng được nguyên nhân gây bệnh.

Thay đổi lối sống

Thay đổi thói quen sinh hoạt theo hướng tích cực có thể giúp cải thiện đáng kể các biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật. Bệnh nhân cần hạn chế thức khuya, không sử dụng chất kích thích, tránh căng thẳng. Đặc biệt, tập các môn thể thao như yoga, thiền…sẽ khiến cơ thể trở nên cân bằng, thư thái hơn.

Ngoài ra, bệnh cũng chịu nhiều ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý. Người bệnh cần giữ tâm trạng vui vẻ, lạc quan, hạn chế xúc động mạnh. Người nhà bệnh nhân cũng cần tạo không khí sinh hoạt gia đình thoải mái, tránh làm ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ các phương pháp giúp chẩn đoán rối loạn thần kinh thực vật. Hi vọng rằng sẽ nó hữu ích cho các bạn trong quá trình điều trị bệnh. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe.