Phác đồ điều trị rối loạn tiền đình bộ y tế với đầy đủ hướng dẫn, thao tác trình tự điều trị bệnh. Tùy theo mức độ bệnh nhẹ hay nặng, thể trạng sức khỏe, các triệu chứng rối loạn tiền đình đi kèm ít hay nhiều mà phác đồ điều trị của mỗi người sẽ khác nhau nhằm đạt được mục tiêu điều trị hiệu quả nhất.
Nội dung chính
Rối loạn tiền đình là gì?
Rối loạn tiền đình là những rối loạn liên quan đến sự thăng bằng, xuất phát từ dây thần kinh số 8 cùng với các đường nối kết của nó. Nếu bộ phận này bị tổn thương, nó sẽ khiến thông tin dẫn truyền bị sai lệch và cơ thể sẽ bị mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai.
Mục tiêu điều trị rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình gây ra các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt xuất hiện đột ngột, lặp lại nhiều lần, từ đó ảnh hưởng lớn đến năng suất học tập, làm việc, lao động và chất lượng cuộc sống của họ.
Nếu cố gắng di chuyển khi đang chóng mặt, bệnh nhân sẽ dễ dàng bị té ngã, chấn thương, thậm chí đột quỵ do thiếu máu lên não.
Vì vậy, khi phát hiện các triệu chứng bất thường, người bệnh cần chủ động thăm khám sớm để được chẩn đoán, tư vấn biện pháp điều trị phù hợp để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hằng ngày.
Phác đồ điều trị rối loạn tiền đình
Theo Tây y
Tùy thuộc vào biểu hiện, triệu chứng, bác sĩ sẽ cân nhắc kê đơn nhiều loại thuốc điều trị khác nhau như:
Cinnarizin: Loại thuốc kháng histamin H1 có tác dụng đẩy lùi triệu chứng chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng, đau nửa đầu, say tàu xe. Thuốc hoạt động dựa trên cơ chế ức chế các thụ thể tại cơ quan cuối của tiền đình, chặn đứng quá trình hoạt hóa vào thời điểm tiết histamin và acetylcholin.
Duxil: Thường được kê đơn cho các trường hợp rối loạn tiền đình do thiếu khí oxy tại các mô. Có công dụng điều trị rối loạn tiền đình ốc tai, kiểm soát tình trạng choáng váng, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu não,…
Flunarizine: Giúp giảm nhanh biểu hiện chóng mặt, đau nửa đầu do rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, loại thuốc này dễ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.
Các chuyên gia cho biết, điều trị rối loạn tiền đình theo Tây y chủ yếu tập trung ức chế dây thần kinh, từ đó giúp giảm nhanh triệu chứng. Tuy nhiên, thuốc tây cũng là con dao hai lưỡi bởi những tác dụng không mong muốn như:
Rối loạn đường tiêu hóa
Viêm loét dạ dày
Uể oải, mệt mỏi, hay cảm thấy buồn ngủ
Dị ứng, nổi mề đay
Rối loạn chức năng tim mạch
Theo Đông y
Trong Đông y, để trị rối loạn tiền đình, người bệnh nên tập trung bồi bổ cơ thể, phục hồi khí hư, cân bằng âm dương, và tăng cường lưu thông máu lên não. Người bệnh nên kiên trì và tuân thủ sử dụng để thuốc ngấm từ từ và phát huy tác dụng tối đa. Một số bài thuốc Đông y trị rối loạn tiền đình hiệu quả như:
Bài thuốc thiên ma câu đằng ẩm: Giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau đầu, đầu óc quay cuồng,… Nguyên liệu gồm 20g thạch quyết minh sống; 10g mỗi loại hoàng cầm, dạ giao đằng, hà thủ ô trắng và đỗ trọng; 12g mỗi loại thực phần, ích mẫu, ngưu tất và câu đằng. Sắc tất cả nguyên liệu trên cùng 1 lít nước cho đến khi cạn xuống còn 350ml, chia làm 2 đến 3 phần uống hết trong ngày.
Bài thuốc Phục thần an: Với sự kết hợp của 9 loại thảo dược được chứng minh qua nhiều nghiên cứu có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả, kết hợp thêm thêm 13 khoáng chất & vitamin giúp tăng cường sức đề kháng, hồi phục sức khỏe an toàn, hiệu quả.
Ngoài ra, người bệnh cũng được khuyến khích kết hợp áp dụng với các biện pháp khác như châm cứu, bấm huyệt, diện chẩn chữa rối loạn tiền đình… để đạt hiệu quả cao và an toàn hơn.
Qua các bài tập
Người bệnh có thể kết hợp thêm một số bài tập để đạt hiệu quả cao hơn trong việc điều trị bệnh như:
Bài tập luyện mắt: Bạn ngồi thoải mái trên một mặt phẳng, dùng một món đồ cụ thể giơ lên trước mắt với khoảng cách bằng cánh tay của bạn. Di chuyển đồ vật từ từ sang trái rồi sang phải để mắt di chuyển theo. Thực hiện liên tục trong 1 – 2 phút cho đến khi các triệu chứng đau đầu, chóng mặt giảm thì ngưng.
Bài tập lắc lư: Người bệnh đứng thẳng người, chụm hai chân sát vào nhau, hai mắt nhắm lại và lắc lư từ từ sang trái rồi sang phải, từ trước ra sau và ngược lại… trong 1 – 2 phút.
Bài tập vẩy tay: Người bệnh đứng thẳng, chân dang rộng bằng vai, cố gắng giữ thăng bằng, sau đó từ từ giơ hai tay lên phía trước mặt rồi khép tay lại và vung thật mạnh ra phía sau.
Thói quen sinh hoạt, lối sống
Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị rối loạn tiền đình bộ y tế, người bệnh cần chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt theo gợi ý dưới đây:
Hạn chế thức khuya, ngủ trước 23 giờ tối và đủ giấc 7 đến 8 tiếng.
Nghỉ ngơi ngay khi cảm thấy chóng mặt, ù tai, đau đầu, hoa mắt.
Hạn chế thay đổi tư thế một cách đột ngột
Cân bằng giữa công việc và cuộc sống hàng ngày
Ngâm chân với nước ấm vào mỗi tối trước khi ngủ
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng khoa học là yếu tố quan trọng hàng đầu trong phác đồ điều trị rối loạn tiền đình giúp nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng, do đó bạn nên:
Ăn nhiều nhóm thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, axit folic từ sữa, cá, thịt, trứng, rau củ, các loại đậu, các loại hạt.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể từ 2 – 2,5 lít nước
Kiêng thực phẩm giàu chất béo, dầu mỡ như: bánh kem, mỡ động vật…
Loại bỏ chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia, thức uống có cồn, thức ăn quá ngọt, quá mặn hoặc thực phẩm chứa nhiều axit amin tyramine như xúc xích, thịt xông khói, rượu vang đỏ.
Để có một phác đồ điều trị rối loạn tiền đình bộ y tế tối ưu và hiệu quả cần có sự phối hợp của nhiều phương pháp khác nhau. Tùy theo triệu chứng bệnh nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phác đồ phù hợp. Người bệnh cần tuân thủ thực hiện đúng các chỉ định và thăm khám định kỳ sẽ giúp đẩy lùi tình trạng bệnh nhanh chóng.