Rối loạn tiền đình có truyền nước được không? Khi bệnh nhân mắc bệnh tiền đình thì có những trường hợp cơ thể rơi vào tình trạng nặng như mất nước chóng mặt, nôn mửa, mất thăng bằng tư thế và rất nguy hiểm. Khi đó thì người bệnh hoàn toàn có thể bù nước điện giải qua đường truyền.
Nội dung chính
Hiểu rõ về rối loạn tiền đình là gì?
Rối loạn tiền đình là sự rối loạn tích hợp thăng bằng tại bộ máy tiền đình và tại thần kinh trung ương khiến tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn… Các triệu chứng này lặp đi lặp lại nhiều lần và xuất hiện đột ngột làm cho người bệnh cảm thấy rất khó chịu, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt và khả năng lao động của người bệnh.
Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới rối loạn tiền đình mà mọi người cần phải lưu ý là:
Huyết áp cao và rối loạn tiền đình có liên quan mật thiết đến nhau, bị tai biến, thiếu máu, các bệnh về tim mạch, …
Áp lực từ công việc, gia đình gây căng thẳng, mất ngủ, …
Hậu các bệnh như u não, u dây thần kinh, viên dây thần kinh, …
Người cao tuổi không thường xuyên vận động, bị suy giảm chức năng một số cơ quan
Người có thể trạng quá béo hoặc quá gầy cũng có nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình
Lối sống không lành mạnh, uống quá nhiều rượu bia, hút thuốc lá, …
Môi trường sống có quá nhiều tiếng ồn, thời tiết không ổn định, thường xuyên chuyển tiết (nóng – lạnh đột ngột), …
Bệnh rối loạn tiền đình thường đi kèm với các triệu chứng của bệnh như:
Chóng mặt, hoa mắt, không làm chủ được tư thế, choáng váng, đứng lên ngồi xuống khó khăn, đặc biệt là khi xoay người.
Cảm giác rối loạn tiền đình buồn nôn hoặc nôn, nhức đầu, tê chân, mất tập trung và mau quên.
Nhịp tim, nhịp thở nhanh, hay hồi hộp, đánh trống ngực, huyết áp cao (nếu nguyên nhân gây bệnh do huyết áp cao hoặc thấp)
Một số trường hợp bị đau đầu nhiều, tay chân tê, run rẩy,…
Truyền nước có thực sự là phương pháp hữu hiệu không? Một số lưu ý
Truyền nước có thực sự là phương pháp hữu hiệu không? Theo các y bác sĩ phân tích: các chỉ số trong máu, muối, đường, chất điện giải,… ở cơ thể người đều có một mức giá trị nhất định của nó, khi giá trị này giảm đi thì phải bù đắp thêm để không làm mất sự cân bằng.
Cũng như vậy, khi người bị rối loạn tiền đình gặp phải cách triệu chứng chuyển nặng và mất nhiều nước như chóng mặt, nôn mửa, không giữ được thăng bằng, … thì việc truyền dịch bù nước, điện giải nếu được thì hoàn toàn là cần thiết giúp cung cấp nước kịp thời và ngăn chặn nguy cơ bệnh diễn biến nặng hơn.
Ngoài ra, việc truyền nước còn giúp nâng cao hiệu quả điều trị và phục hồi sức khỏe cho người bệnh.
Rõ ràng, với những tác dụng dùng trong điều trị, truyền nước là phương pháp rất cần thiết trong trường hợp bệnh nhân cần được cấp nước. Tuy nhiên, người bệnh cầm nắm rõ một số lưu ý để việc truyền nước thực sự có hiệu quả và tránh rủi ro ngoài ý muốn:
Chỉ nên truyền khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn, liều lượng truyền dựa vào kết quả thăm khám và xét nghiệm.
Dụng cụ truyền nước phải đảm bảo an toàn vệ sinh.
Loại bỏ bọt khí trong túi truyền nước bằng cách cho những giọt đầu tiên chảy ra ngoài trước khi cắm vào tĩnh mạch của người bệnh.
Luôn theo dõi và đảm bảo các yếu tố như liều lượng, tốc độ, thời gian, y tá phụ trách truyền nước phải thường xuyên kiểm tra tình trạng của bệnh nhân.
Chăm sóc bệnh nhân bị rối loạn tiền đình
Bên cạnh việc điều trị nội khoa thì việc chăm sóc người bị rối loạn tiền đình là rất cần thiết. Bởi có một chế độ chăm sóc, điều dưỡng hợp lý sẽ giúp cho người bệnh được phục hồi tốt hơn, các triệu chứng bệnh nhanh chóng thuyên giảm, sức khỏe cũng mau chóng được cải thiện.
Dưới đây là một vài cách chăm sóc bệnh nhân bị rối loạn tiền đình mà bạn nên tham khảo.
Chế độ dinh dưỡng:
Thiết lập một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh giúp sẽ bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và giúp cho việc phục hồi các chức năng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Cần bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như:
Thực phẩm giàu Folate như như súp lơ, đậu bắp, cải xanh, mồng tơi, măng tây,…
Thực phẩm giàu vitamin B6, C, D: khoai tây, ngũ cốc, cá, chuối, bí ngô, thịt gà, khoai lang, táo, rau cải, cà chua, chanh, đu đủ, ngũ cốc, sữa, cá, trứng, …
Bên cạnh đó, người mắc bệnh rối loạn tiền đình cũng cần phải kiêng một số loại thực phẩm, thức uống như:
Đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm chế biến sẵn, món ăn có chứa nhiều đường, muối.
Các loại rượu, bia, các chất kích thích, chất gây nghiện, thuốc lá, …
Thực phẩm, các loại thức uống có chứa cafein
Tập luyện thể dục
Tập luyện thể dục không chỉ giúp cho người bệnh kiểm soát tốt các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, ù tai buồn nôn, … mà còn giúp tăng cường sức khỏe cho người bệnh và phòng tránh những bệnh lý khác.
Người bệnh có thể thực hiện các động tác đơn giản tại nhà như: Lắc lư hai bên, trước sau, dậm chân tại chỗ, …
Khám sức khỏe định kỳ
Người bệnh cần khám sức khỏe định kỳ để luôn nắm rõ tình trạng bệnh và được điều trị phù hợp cũng như phòng ngừa những trường hợp bệnh trở nặng hoặc chuyển biến xấu đi.
Giữ tinh thần thoải mái nhất
Luôn giữ một tinh thần thoải mái nhất cũng là một cách để cải thiện sức khỏe cũng như giúp cho quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng hơn.
Những thông tin trên đã phần nào giải đáp thắc mắc về Rối loạn tiền đình có truyền nước được không? cho mọi người. Người bệnh cũng cần nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi truyền nước để đảm bảo tình trạng bệnh được cải thiện đúng phương pháp và đúng cách.
Ngoài ra, mọi thắc mắc về bệnh rối loạn tiền đình cần được tư vấn hãy liên hệ theo số hotline 0975097833 để được tư vấn trực tiếp và kỹ lưỡng nhất.