Triệu chứng rối loạn tiền đình ở nữ giới như thế nào?

Theo một nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ thường là người phải chịu nhiều áp lực, ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều nhất bởi phải trải qua thời kỳ sinh nở và những thay đổi về nội tiết tố khi đến giai đoạn tiền mãn kinh. Việc thay đổi đột ngột ấy sẽ khiến cho những triệu chứng rối loạn tiền đình ở nữ giới rõ hơn và thường nặng hơn so với nam giới. Vậy bệnh rối loạn tiền đình ở nữ giới có dễ chữa không, cách phòng tránh bệnh như thế nào, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Triệu chứng rối loạn tiền đình xảy ra ở nữ giới

Một khi mà hệ thống tiền đình bị tổn thương do các bệnh hoặc quá trình lão hóa, chấn thương gây ra những triệu chứng rối loạn tiền đình ở nữ giới xảy ra với nhiều triệu chứng rõ rệt gồm có:

Chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, quay cuồng.

Bị mất cân bằng và định hướng, không thể bước đi.

Thị giác bị rối loạn như hoa mắt, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng bên ngoài…

Bị rối loạn thính giác với các triệu chứng như ù tai, mất thính lực, đau tai.

Tâm lý thay đổi thất thường, thường xuyên lo lắng, trầm cảm, mất tự tin, khó tập trung trong công việc, giảm khả năng tập trung…

roi-loan-tien-dinh-o-nu-gioi

Tuy nhiên sẽ tuỳ vào mức độ nghiêm trọng, nặng nhẹ của từng bệnh nhân thì sẽ có những dấu hiệu bệnh tiền đình khác nhau. Một số trường hợp với phụ nữ càng lớn tuổi thì triệu chứng sẽ ngày trở nặng hơn nếu không có những cách phòng tránh kịp thời.

Một số người khi mắc các bệnh rối loạn tiền đình thì có thể sẽ chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày từ việc học tập, công việc đến sinh hoạt hàng ngày. Căn bệnh này sẽ có thể gây ra sự suy giảm khả năng chú ý, tập trung, gây ra những lo lắng quá mức. Với những trường hợp bệnh nặng, thì có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến những hoạt động bình thường, đơn giản hàng ngày như ăn uống hay chỉ là một việc nhỏ đó là rời khỏi giường vào buổi sáng.

Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiền đình

Nhiều người mắc bệnh rối loạn tiền đình sẽ thường thắc mắc, không biết nguyên nhân do đâu mà khiến bản thân mình mắc bệnh. Bệnh tiền đình này thường bắt đầu bởi rất nhiều nguyên nhân, một trong số những nguyên nhân mà nhiều người thường mắc phải đó là:

Bị viêm tai giữa do bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus ở tai…

Bị những chấn thương ở đầu.

Bị rối loạn tuần hoàn máu với các trường hợp như co thắt động mạch cột sống, tắc động mạch tiền đình, gây ra những ảnh hưởng đến não hoặc tai.

Do các yếu tố di truyền hoặc do môi trường sống không tốt, bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như ô nhiễm tiếng ồn hay stress.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khi gặp phải những vấn đề trong việc giữ thăng bằng, thường chóng mặt thì cũng có thể là do việc sử dụng thuốc điều trị đau mạn tính quá nhiều chứ không phải là các bệnh ung thư hay rối loạn thần kinh khác gây ra.

Nếu bạn đang mắc bệnh tiền tình thì hãy thử ngay 5 loại lá cây chữa rối loạn tiền đình nay để thấy hiệu quả bất ngờ

Cách phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình

Để có thể tránh được việc mắc phải bệnh rối loạn tiền đình, thì bạn nên có cho mình một thói quen sinh hoạt tốt, điều độ để có thể giảm thiểu được mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này. Vậy những thói quen tốt mà có thể giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh này đó là:

Hạn chế việc sử dụng điện thoại, đọc sách, hay làm việc trên máy tính quá khuya hoặc khi đang di chuyển bằng xe buýt, xe ôtô hoặc tàu lửa.

Hãy nhớ đội mũ và mang theo kính mát nếu nguyên nhân mắc bệnh rối loạn tiền đình của bạn xuất phát từ việc nhạy cảm với ánh sáng.

Hạn chế đi máy bay nếu bạn đang gặp vấn đề viêm tai, viêm xoang hoặc bị tắc nghẽn tai.

Tránh những nơi có tiếng ồn hay việc nghe nhạc với âm thanh lớn.

Tăng cường luyện tập, vận động thể dục thể thao để sự tuần hoàn máu có thể lưu thông tốt hơn.

Hạn chế sự căng thẳng, stress của bản thân trong sinh hoạt và lao động một cách tối ưu nhất.

Những phương pháp chẩn đoán bệnh rối loạn tiền đình

Để có thể phát hiện ra bệnh rối loạn tiền đình, ngoài việc nhận biết thông qua những triệu chứng rối loạn tiền đình ở nữ giới mắc phải, thì bác sĩ cũng chỉ ra những phương pháp đơn giản để có thể giúp bệnh nhân chẩn đoán bệnh một cách đơn giản và nhanh chóng nhất như:

Điện ký rung giật nhãn cầu (ENG): Quy trình bao gồm việc làm các xét nghiệm điện và sử dụng điện cực nhỏ để đặt lên các vùng da xung quanh mắt. Việc làm này nhằm mục đích đo được chuyển động của mắt để đánh giá được các dấu hiệu của người mắc bệnh về rối loạn tiền đình hay các vấn đề về thần kinh.

Xét nghiệm xoay vòng: Một phương pháp xét nghiệm mà bác sĩ sẽ sử dụng kính video hay các điện cực để theo dõi chuyển động của mắt khi phần đầu chuyển động để có thể đánh giá được sự phối hợp các hoạt động của phần mắt và tai trong.

Đo âm ốc tai: Một xét nghiệm mà bác sĩ sẽ sử dụng phần âm ốc tai để có thể cung cấp các thông tin về tế bào lông khi di chuyển trong ốc tai, từ đó có những sự đánh giá về mức độ bệnh.

MRI: Phương pháp cộng hưởng chụp ảnh từ những hình ảnh cắt ngang của các mô trong cơ thể nhằm giúp bệnh nhân có thể phát hiện ra việc tai biến, các khối u và sự thay đổi bất thường của các mô mềm, từ đó có những sự chẩn đoán bệnh.

Phương pháp cải thiện triệu chứng rối loạn tiền đình ở nữ giới

Sau khi khám bệnh, chẩn đoán và phát hiện ra bệnh rối loạn tiền đình, bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn để đưa ra những phương pháp điều trị sao cho phù hợp nhất như:

Liệu pháp phục hồi chức năng: đây là phương pháp được áp dụng bằng các bài tập kết hợp giữa cơ thể, đầu và mắt. Các bài tập được thiết kế, xây dựng để phù hợp với việc giúp chúng ta rèn luyện được bộ não của mình tốt hơn.

Tập thể dục: Bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bệnh nhân các bài tập chuyên biệt để giúp người bệnh giảm được bệnh tiền đình, bớt sự căng thẳng, tăng cường sự vận động để có thể lưu thông máu một cách tốt nhất. Chính vì vậy luyện tập, ăn uống điều độ là một phần quan trọng của quá trình điều trị.

Chế độ ăn uống hợp lý: Những thay đổi ăn uống sao cho hợp lý sẽ có thể giúp cho bệnh nhân được hỗ trợ trong quá trình kiểm soát các triệu chứng một cách hiệu quả và tốt nhất.

Thuốc: Sử dụng thuốc để điều trị các bệnh rối loạn tiền đình ở nữ giới được xem là một cách chữa bệnh hiệu quả được nhiều người sử dụng, để giúp hạn chế được các tình trạng bệnh nặng.

Phẫu thuật: Đây là phương pháp được áp dụng nếu các phương pháp trên không hiệu quả. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và yêu cầu của bác sĩ thì bệnh nhân sẽ có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất.

Những thông tin trên đây đã phần nào giải đáp được cho bạn thắc mắc về bệnh rối loạn tiền đình ở nữ giới và cách phòng tránh, chữa trị nếu bạn mắc phải bệnh rối loạn tiền đình này. Sẽ tùy thuộc vào tình hình sức khỏe của bạn thân mà bạn nên sáng suốt trong việc lựa chọn cách điều trị sao cho phù hợp với bản thân mình. Chúc những ai đang mắc phải căn bệnh này sẽ có thể sớm khỏe mạnh hơn.