Rối loạn thần kinh thực vật là căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến. Mỗi người bệnh lại có những biểu hiện khác nhau, không rõ ràng, cụ thể nên khó rất chẩn đoán hoặc chẩn đoán nhầm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi bệnh Rối loạn thần kinh thực vật có tự khỏi không?
Nội dung chính
Rối loạn thần kinh thực vật là gì?
Hệ thần kinh thực vật có tên khoa học là Autonomic Nervous System. Hệ thần kinh thực vật (hay còn được gọi là hệ thần kinh tự chủ) là một thành phần của hệ thống thần kinh ngoại biên. Hệ thần kinh thực vật gồm có hai hệ thống là hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Nó giúp điều hòa các hoạt động vô thức của con người, bao gồm: nhịp tim, huyết áp, hô hấp, tiêu hóa và kích thích tình dục.
Rối loạn thần kinh thực vật (tên khoa học là Autonomic nervous system disorders) là sự mất cân bằng của hai hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Nó làm ảnh hưởng đến chức năng tự động cơ thể bao gồm nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa… Tuy bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng tác động rất lớn tới sinh hoạt của người bệnh.
Muốn chữa khỏi đực bệnh cần hiểu rõ nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn thần kinh thực vật, cho đến nay người ta vẫn chưa thể thống kê đầy đủ. Nhưng nguyên nhân thường gặp chủ yếu bao gồm:
Do nhiễm virut;
Do di truyền;
Thường xuyên làm việc trong tư thế không tốt, gây chèn ép dây thần kinh;
Do điều trị bệnh ung thư bằng hóa chất, xạ trị
Khi phụ nữ mang thai, sẽ thay đổi về tâm sinh lý, rối loạn cơ thể…
Hội chứng Ehlers – Danlos;
Bệnh lý tự miễn, chẳng hạn như bệnh đái tháo đường;
Do thoái hóa thần kinh;
Do gặp chấn thương sọ não, chấn thương tủy sống.
Các biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật thường gặp
Biểu hiện của bệnh rất phong phú và mỗi người một khác. Có nhiều bệnh nhân cảm thấy biểu hiện không liện tục, cuộc sống vẫn diễn ra bình thường. Nhưng có những người lại bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống.
Cảm giác choáng váng hoặc hoa mắt, chóng mặt;
Người bệnh thường khó ngủ, mất ngủ cả đêm;
Hay đi đái dắt;
Ăn nhanh no;
Sợ ánh sáng quá mức;
Suy giảm ham muốn tình dục
Dễ bị rám nắng;
Nhịp tim lúc nhanh lúc chậm;
Tăng tiểu quá mức, thường tiểu đêm;
Hay có cảm giác buồn nôn và nôn trước hoặc sau ăn;
Rối loạn cương cứng dương vật;
Ra mồ hôi quá nhiều;
Táo bón hoặc tiêu chảy;
Cảm thấy mệt mỏi quá mức;
Luôn cảm thấy lo âu hoặc bất an, sợ hãi;
Tụt huyết áp khi thay đổi tư thế đột ngột, đôi khi còn ngất xỉu;
Đau ngực, cảm giác khó thở;
Đau dây thần kinh;
Khô miệng
Rối loạn thần kinh thực vật có tự khỏi không?
Những rối loạn này do nhiều nguyên nhân gây ra, hầu hết các bệnh nhân có thể tự khỏi nhưng khó “tự khỏi” và mất rất nhiều thời gian nếu không có liệu pháp điều trị kịp thời. Một số trường hợp sẽ trở thành mãn tính nếu không kịp điều trị.
Bởi nguyên nhân của bệnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó chế độ sinh hoạt và tâm lý rất quan trọng. Nếu không có lối sống tích cực và tâm lý thoải mái, không có biện pháp kiểm soát bệnh hay dùng thuốc can thiệp trong một số trường hợp, bệnh sẽ rất khó tự khỏi.
Việc chẩn đoán bệnh cũng vừa dễ vừa khó. Dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như trầm cảm, bệnh tim mạch…Nên nếu không tìm được nguyên nhân, bệnh sẽ rất khó điều trị. Tuy không gây tử vong ngay lập tức, nhưng sẽ gây khó chịu cho người bệnh. Về lâu dài, sức khỏe bị suy giảm, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng trầm trọng.
Vậy nên, người bệnh không nên có tâm lý chủ quan, để bệnh tự khỏi. Khi gặp các triệu chứng trên, hãy đến khám và nghe tư vấn từ bác sĩ.
Rối loạn thần kinh thực vật có chữa khỏi được không?
Nếu tìm được nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật thì các bác sĩ sẽ chữa trị theo nguyên nhân đó. Bệnh sẽ nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên nếu chưa tìm được nguyên nhân thì phải điều trị theo triệu chứng.
Sau đây là một số phương pháp điều trị rối loạn thần kinh thực vật phổ biến hiện nay:
Chữa bệnh bằng Tây Y
Đối với Tây y, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc để điều trị triệu chứng.
Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh là:
Thuốc chống trầm cảm như Elavil, Norpramin, và Pamelor…
Thuốc điều trị huyết áp như Florinef giúp ngăn ngừa các triệu chứng gây ra khi huyết áp giảm…
Các thuốc chống viêm như Advil và Aleve giúp kiểm soát các cơn đau liên quan đến các rối loạn thần kinh, đặc biệt là đau cơ xơ hóa.
Thuốc chống suy nhược cơ thể
Điều trị bằng phẫu thuật : Đôi khi phải chỉ định phẫu thuật với những triệu chứng phức tạp như ra mồ hôi tay chân không kiểm soát, loét dạ dày, tá tràng…
Chữa trị bằng vật lý trị liệu
Phương pháp vật lý trị liệu cũng được chứng minh là có hiệu quả với bệnh nhân rối loạn thần kinh thực vật. Sau đây là các phương pháp chủ yếu thường dùng:
Châm cứu
Liệu pháp tắm nóng, tắm lạnh
Xông hơi thuốc trên huyệt
Xoa bóp
Bấm huyệt
Các bài tập hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh
Vận động và tập luyện sẽ giúp cơ thể điều hòa khí huyết và cân bằng tâm trang. Sau đây là một số bài tập hữu ích các bạn có thể tham khảo:
Tập thở
Hít thở đúng cách sẽ giúp tăng khả năng tập trung của con người, cải thiện tâm trạng theo hướng tích cực. Đồng thời giúp thải độc tố tích tụ ở tim. Giúp người bệnh cảm thấy khỏe khoắn, vui vẻ hơn, hỗ trợ điều trị rối loạn thần kinh tim.
Để tập thở đúng cách, các bạn thực hiện theo các bước đơn giản sau đây:
Bước 1: Bạn dùng mũi hít vào từ từ, nhẹ nhàng. Khi hít vào, bụng phình ra từ từ đến khi căng nhất có thể.
Bước 2: Thực hiện nín thở và giữ hơi. Động tác này các bạn nên giữ càng lâu càng tốt.
Bước 3: Thở ra từ từ, nhẹ nhàng bằng mũi. Đồng thời hóp bụng vào dần dần đến hết cỡ. Hóp bụng kéo dài càng lâu càng tốt.
Tập thiền
Thiền giúp tâm trí tĩnh của bạn trở nên tĩnh lặng, thư giãn hơn. Về lâu dài sẽ giúp thần kinh được thư giãn, góp phần ổn định tinh thần của người bệnh.
Khi tập thiền, bạn nên ngồi ở một không gian đảm bảo sự yên tĩnh, thoáng mát và không ai làm phiền. Buổi sáng sớm và buổi tối là thời gian lý tưởng nhất để tập. Thời gian thiền tối thiểu là 15ph và bạn càng tập lâu càng tốt.
Tập yoga
Yoga là phương pháp luyện tập giúp cải thiện rối loạn thần kinh thực vật hiệu quả.
Những bài tập yoga sẽ giúp hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm được điều chỉnh cân bằng. Từ đó, làm thuyên giảm triệu chứng của bệnh.
Tuy nhiên, bạn cần có giáo viên dạy bài bản. Nếu tự tập, sai tư thế sẽ phản tác dụng. Ngoài ra, cần tập luyện theo đúng kỹ thuật và trình tự, tăng dần các bài tập từ cơ bản đến nâng cao.
Tập bộ môn thể thao
Bạn nên tập luyện thường xuyên một số môn thể thao như chạy bộ, bơi lội, đạp xe,…sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, khí huyết lưu thông, tâm trạng thoải mái. Từ đó hỗ trợ tích cực cho điều trị bệnh.
Điều trị bằng Đông y
Các bài thuốc Đông y cũng chủ yếu là điều trị các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, quay cuồng, mặt tối sầm…Với các triệu chứng này, cần kết hợp các nhóm bổ khí bổ huyết, hoạt huyết, bổ can thận, bổ tâm can, tỳ, vị.
Phục Thần An là một trong những thuốc hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh rối loạn thần kinh thực vật. Thuốc được chế biến theo bí quyết gia truyền 5 đời, gồm các vị thuốc quý hiếm (Đông Trùng Hạ Thảo, Hà Thủ Ô Đỏ, Nấm Lim Xanh, Nhung Hươu, Bá Bệnh, Toan Táo Nhân…) sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng: đau đầu, choáng váng, ong đầu, nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn…
Qua bài viết này, các bạn chắc hẳn đã tìm được đáp án cho câu hỏi rối loạn thần kinh thực vật có tự khỏi không? Tóm lại, bệnh tuy không quá nguy hiểm, nhưng về lâu dài sẽ khó điều trị. Nếu còn thắc mắc về bệnh, bạn hãy gặp bác sĩ để được tư vấn. Hoặc liên hệ ngay theo hotline 0975.097.833, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp các câu hỏi của bạn.