Các Loại Mất Ngủ Phổ Biến Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Mất ngủ là tình trạng mà hầu như ai cũng từng mắc phải ít nhất một vài lần trong đời. Tuy vậy, không phải ai cũng biết rõ mình gặp phải loại mất ngủ nào, có gây hại cho sức khỏe hay không.

Để hiểu rõ hơn về bệnh mất ngủ mà bạn thường xuyên gặp phải và cách khắc phục ra sao, hãy tìm hiểu chi tiết qua bài viết này.

Tìm hiểu về bệnh mất ngủ

Mất ngủ (Insomnia) là một căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới, khiến người bệnh gặp phải nhiều vấn đề về giấc ngủ: ngủ chập nhờn, khó đi vào giấc ngủ, mất ngủ cả đêm, ngủ không sâu giấc, tỉnh giấc nhiều lần về đêm. Tình trạng mất ngủ khiến cho cơ thể bị mệt mỏi, thiếu sức sống, thiếu năng lượng, giảm tập trung vào ngày hôm sau. Nguy hiểm hơn là cơ thể của bạn sẽ đối mặt với rất nhiều vấn đề sức khỏe khác nữa.

mat-ngu2

 

Các loại mất ngủ thường gặp nhất

Mất ngủ theo các chuyên gia y tế thường được chia thành các dạng khác nhau dưới đây, xuất hiện phổ biến nhất hiện nay:

Mất ngủ cấp tính

Mất ngủ cấp tính thường diễn ra trong khoảng thời gian ngắn vài ngày hoặc 1 tuần. Loại mất ngủ ngày thường liên quan đến yếu tố:

Căng thẳng, chấn thương về tâm lý như chuyện gia đình, lo lắng suy nghĩ nhiều, công việc áp lực, thua lỗ tiền bạc.

Sinh hoạt không điều độ: Sử dụng lượng chất kích thích quá nhiều: rượu bia, thuốc lá trước khi ngủ.

Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến giấc ngủ: không gian ngủ, giường chiếu không thoải mái, tiếng ồn, nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh.

Không gian ngủ không thoải mái, giường ngủ quá chật hoặc thay đổi chỗ ngủ mới.

Mất ngủ mãn tính

Mất ngủ mãn tính (mất ngủ kinh niên) là tình trạng người bệnh gặp các vấn đề về giấc ngủ như ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc, mất ngủ đêm, tỉnh nhiều lần vào đêm, thức sớm, không ngủ được cả ngày. kéo dài từ 2 tuần đến trên 1 tháng. Mất ngủ mãn tính ngoài các yếu tố giống như loại mất ngủ cấp tính thì nguyên nhân gây ra có thể liên quan đến các bệnh lý:

Mắc các bệnh lý mãn tính như: tiểu đường, Parkinson, cường giáp, ngưng thở khi ngủ.

Rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo lắng, rối loạn tăng động giảm chú ý.

Trong một số trường hợp, mất ngủ mãn tính được xác định là do điều trị bằng các loại thuốc như: thuốc chẹn beta, thuốc hóa trị, thuốc chống trầm cảm.

Các yếu tố về lối sống: Thay đổi thời gian ngủ, thường xuyên di chuyển, thói quen ngủ trưa, ăn gần giờ đi ngủ…

Mất ngủ về hành vi của thời thơ ấu (BIC)

Là một dạng mất ngủ chỉ gặp ở trẻ em, một nghiên cứu vào năm 2011 cho thấy có khoảng 25% trẻ em bị ảnh hưởng bởi BIC và được chia thành 3 loại

BIC khi bắt đầu vào giấc ngủ: Trẻ nhỏ học cách ngủ được chỉ khi dựa vào cha mẹ, hoặc thông qua hành vi ôm, bế, bú, đung đưa. Với trẻ lớn hơn có thể liên quan đến việc xem tivi hoặc ngủ cùng bố mẹ.

Thiết lập giới hạn BIC: Trẻ không thể ngủ được, không muốn ngủ mà trì hoãn giờ đi ngủ (uống nước, đi vệ sinh, muốn đọc truyền, hát hò…).

Loại kết hợp BIC: Xảy ra khi trẻ có mối liên hệ tiêu cực với giấc ngủ và không chịu đi ngủ, do cha mẹ hoặc người chăm sóc không đưa ra giới hạn.

BIC có thể được giải quyết bằng việc ép trẻ thực hiện theo thói quen ngủ lành mạnh, thực hiện các kỹ năng thư giãn trước khi ngủ.

Một số mẹo giúp cải thiện tình trạng mất ngủ

Áp dụng ngay những mẹo giúp cải thiện mất ngủ dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ:

Đi ngủ đúng giờ

Chế độ ăn uống khoa học

Tập thể dục thường xuyên

Không lạm dụng thuốc ngủ

Không sử dụng các thiết bị điện tử khi gần đi ngủ

Kiểm soát căng thẳng

Tránh các chất kích thích như caffein, thuốc lá, rượu…

Bổ sung các chất gây ngủ từ thiên nhiên

Giấc ngủ ngon, thoải mái là tài sản quý giá đối với sức khỏe của mỗi người. Hãy luôn trân trọng và quan tâm đến giấc ngủ để bảo vệ sức khỏe cho bạn.