Mất Ngủ Và Trầm Cảm: Mối Liên Hệ Thân Thiết Với Nhau

Mất ngủ và trầm cảm là đôi bạn thân thiết có mối liên hệ qua lại với nhau. Người bị trầm cảm chắn chắn sẽ thường xuyên rơi vào tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Ngược lại, nếu mất ngủ thường xuyên khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược thần kinh có thể gây ra trầm cảm và làm cho triệu chứng trầm cảm thêm nghiêm trọng hơn.

Vòng luẩn quẩn này cứ đeo bám mãi mà không được điều trị sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe của người bệnh. Vậy làm thế nào để giải quyết được tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là chứng rối loạn tâm thần với triệu chứng điển hình là tự kỷ, luôn buồn bã, chán nản, cảm giác bất lực, tuyệt vọng, khó kiểm soát cảm xúc.

Hầu hết những người mắc chứng trầm cảm đều rơi vào tình sảnh sống dở chết dở, theo thời gian khiến cơ thể và sức khỏe ngày càng suy giảm, thiếu sức sống, khó có thể duy trì một cuộc sống bình thường, mất niềm tin vào cuộc sống có thể xuất hiện đột ngột và kéo dài khi mắc chứng trầm cảm.

Những triệu chứng điển hình ở người mắc chứng trầm cảm là:

Lúc nào cũng thấy buồn bã, trống vắng, cô đơn

Cảm thấy tuyệt vọng, mất hết niềm tin vào bản thân, không đủ tự tin, cảm thấy tội lỗi

Sức khỏe suy kiệt, mệt mỏi, chậm chạp, không muốn làm gì

Không còn hứng thú với cuộc sống

Thiếu năng lượng

Rối loạn ăn uống, thèm ăn, ăn nhiều hơn bình thường dẫn đến tăng cân mất kiểm soát

Rối loạn giấc ngủ

Luôn nghĩ về cái chết hoặc tự tử, hoặc cố gắng tự tử.

roi-loan-giac-ngu

Mối quan hệ giữa mất ngủ và trầm cảm

Mất ngủ trầm cảm được ví như đôi bạn thân thiết luôn đi kèm và sống cùng nhau. Những người bị mất ngủ đều có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn gấp 10 lần so với những người có một giấc ngủ ngon.

Bên cạnh đó, mất ngủ một vài ngày khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng kéo… là nguyên nhân gây trầm cảm, góp phần làm trầm trọng hơn tình trạng trầm cảm. Các vấn đề liên quan đến giấc ngủ đều ảnh hưởng đến sự tiến triển của bệnh trầm cảm thông qua những thay đổi trong chức năng của chất dẫn truyền thần kinh serotonin, phá vỡ nhịp sinh học và tăng khả năng bị trầm cảm.

Bên cạnh đó, người bị mất ngủ khi thức giấc sẽ cảm thấy trong người không thoải mái, uể oải, khó kiểm soát cảm xúc. Do đó, mất ngủ là thủ phạm trực tiếp gây ra trầm cảm.

Hiểu được mối quan hệ giữa mất ngủ trầm cảm sẽ giúp bạn kiểm soát được khi cơ gây ra bệnh và chủ động can thiệp và phục hồi từ sớm nếu gặp phải cả hai vấn đề này cùng lúc.

Điều trị mất ngủ trầm cảm như nào cho hiệu quả

Chỉ khi xác định rõ môi liên hệ, nguyên nhân gây ra mất ngủ, trầm cảm và hiểu được mức độ ảnh hưởng của trầm cảm lên giấc ngủ, các bác sĩ sẽ tư vấn điều trị gồm

Tư vấn: Thông qua các liệu pháp điều trị nhận thức-hành vi (CBT) và liệu pháp tương tác cá nhân (IPT). Liệu pháp nhận thức-hành vi cho chứng mất ngủ (CBT-I) tập trung vào việc kiểm soát chứng mất ngủ kéo dài.

Thuốc:. Với các loại thuốc kê đơn, sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định để cải thiện triệu chứng và bệnh nhân có thể cần thử một vài loại thuốc chống trầm cảm trước khi tìm được loại thuốc phù hợp.

Các liệu pháp kích thích não không xâm lấn: Khi sử dụng nhiều loại thuốc mà không có hiệu quả, thì liệu pháp được chỉ định dùng là sốc điện (ECT) hoặc các loại kích thích não không xâm lấn khác.  .

Việc điều trị trầm cảm mất ngủ cần kết hợp với liệu pháp tâm lý sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với một phương pháp duy nhất. Cách điều trị và thực hiện các liệu pháp ở trên cần thông qua sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn, tránh tự ý thực hiện để không gây ra hậu quả đáng tiếc.

Các mẹo với giấc ngủ có thể giúp giảm trầm cảm

Ngồi thiền, đọc sách, nghe nhạc nhẹ trước khi đi ngủ khoảng 30 phút – 1 tiếng có thể giúp thư giãn đầu óc, cơ thể dễ đi vào giấc ngủ hơn.

“Tránh xa” những lo nghĩ, muộn phiền trong đầu. Sau đó, “xử lý” tất cả các việc đó vào ngày mai.

Tập thể dục đều đặn là phương pháp mà bác sĩ nào cũng khuyên người bệnh thực hiện hàng ngày trước khi đi ngủ. Một số bài tập khuyên dùng: kéo giãn cơ và thư giãn, giúp cải thiện triệu chứng mất ngủ

Tránh xa các thiết bị điện tử (ví dụ: điện thoại, laptop, hoặc tivi) trước khi đi ngủ vì sóng âm và ánh sáng phát ra từ màn hình máy tính hoặc màn hình LCD có thể ngăn chặn sự giải phóng hormone melatonin tự nhiên – hormone này phát ra tín hiệu kích thích sự buồn ngủ.

Các liệu pháp yoga và hít thở sâu bằng bụng, thư giãn tại chỗ như có thể hữu ích cho giấc ngủ của người bị mất ngủ trầm cảm.

Không sử dụng các chất kích thích vào buổi tối trước khi đi ngủ như caffeine, rượu hoặc nicotine

Chỉ nằm nên giường nếu bạn cảm thấy đã buồn ngủ, bạn nên ra khỏi giường và thực hiện một số hoạt động nhẹ nhàng như đọc sách, ngồi thiền hoặc nghe nhạc nhẹ… trong không gian một phòng khác khi bạn không thể ngủ được. Sau đó, bạn có thể quay lại giường khi cảm thấy buồn ngủ.

Không nằm nên giường ngủ để xem phim, chơi game… Bằng cách này, chiếc giường sẽ trở thành một tín hiệu để bắt đầu một giấc ngủ.

Nếu cảm thấy khó ngủ có thể tắm nước ấm trước khi đi ngủ (đừng quá 21h tối), đồng thời biện pháp này còn giúp giấc ngủ sâu hơn.

Sử dụng âm thanh trắng để tạo cảm giác dễ dịu thư thái khi ngủ

Giấc ngủ ngon, thoải mái là tài sản quý giá đối với sức khỏe của mỗi người. Hãy luôn trân trọng và quan tâm đến giấc ngủ để bảo vệ sức khỏe cho bạn.