Mất ngủ khiến cho bạn cảm thấy khó chịu, nằm trên giường chằn trọc mãi không yên, cơ thể mệt mỏi uể oải, sức khỏe, tinh thần giảm sút. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh mất ngủ và cách điều trị bệnh mất ngủ hiệu quả nhất.
Nội dung chính
Bệnh mất ngủ là gì?
Hiện nay tình trạng mất ngủ, ngủ không ngon giấc rất phổ biến, biểu hiện thường gặp đó là trằn trọc, nằm mãi không ngủ được, thức giấc nhiều lần nhưng lại dậy rất sớm làm cho sức khỏe suy giảm sẽ đáng lo ngại hơn nếu để lâu sẽ dẫn đến biến chứng như trầm cảm, suy nhược thần kinh, tim mạch, đột quỵ…
Cuộc sống ngày càng phát triển đối tượng mất ngủ tăng khoảng 25% trong đó chiếm đa số là độ tuổi từ 18-30 tuổi, theo khảo sát thực tế thì tất cả mọi độ tuổi đều gặp phải tình trạng mất ngủ 1 lần trong đời.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh rằng, đối với người trưởng thành cần ngủ khoảng 8-9 tiếng 1 ngày, đây là thời gian lý tưởng để cơ thể được nghỉ ngơi thư giãn.
Triệu chứng mất ngủ đêm
Triệu chứng của bệnh mất ngủ có thể bao gồm:
- Trằn trọc khó ngủ
- Ngủ không sâu giấc
- Đêm tỉnh giấc nhiều lần
- Thức giấc sớm, không thể ngủ lại
- Sáng dậy cơ thể uể oải,mệt mỏi,buồn ngủ
Các dạng mất ngủ về đêm
Mất ngủ thường có 2 dạng: Mãn tính và Cấp Tính
Mất ngủ cấp tính
Mất ngủ cấp tính chiếm 40% tỉ lệ người mắc hiện nay. Không xảy ra liên tục mà chỉ bị một thời gian ngắn khoảng vài đêm tới một hai tuần
Tác động do công việc áp lực ( thua lỗ, mất việc,..) gia đình có nhiều biến cố ( mất người thân, ly hôn..) khiến tâm lý không được thoải mái dẫn đến việc lạm dụng các chất kích thích như ( rượu bia, caffein ).Ngoài ra khi gặp các vấn đề ngoài nền tác động nhất thời như: dị ứng, trở bệnh sốt, đau đầu..
Sẽ rất khó lường nếu tình trạng mất ngủ cấp tính diễn ra thường xuyên.
Mất ngủ mãn tính
Đối với người bị mất ngủ mãn tính người bệnh chỉ có thể ngủ khoảng 4 tiếng/ ngày hoặc thậm chí ít hơn, giấc ngủ rối loạn khá nghiêm trọng tỉnh giấc liên tục trong đêm, trở mình trằn trọc rất lâu mới có thể đi vào giấc ngủ được.Hơn nữa sẽ bị liên tục 1 vài tháng, đáng lo ngại rằng tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến tim mạch, hệ thần kinh,teo não,đột quỵ…
Đặc biệt, tất cả các yếu tố trên sẽ đều khiến cơ thể sản sinh ra nhiều gốc tự do. Chúng tấn công vào mạch máu não, thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa và cục huyết khối, cản trở dòng máu vận chuyển oxy lên não và gây ra những rối loạn cho cơ thể, đây là một trong những nguyên nhân chính.
Nguyên nhân gây chứng mất ngủ
Hầu như bệnh nhân mất ngủ thường bị tác động bởi những yếu tố khá phổ biến:
- Stress khéo dài: học tập và áp lực của công việc khiến bạn luôn trong tình trạng căng thẳng, lo âu
- Múi giờ thay đổi:Chúng ta phải dành khá nhiều thời gian cho việc học tập, công việc quá bận rộn, lịch trình dày đặc không kiểm soát,đây là vấn đề rất lớn ảnh hưởng đến nhịp sinh học
- Thói quen không tốt: Dành quá nhiều thời gian ngủ vào buổi trưa, ban ngày và cuối tuần, thường xuyên dùng thiết bị điện tử về đêm, lười tập luyện thể thao
- Ăn uống thiếu khoa học: Sẽ không hề tốt nếu bạn thường xuyên có thói quen ăn quá no vào buổi tối và ban đêm gây khó chịu cho cơ thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, trào ngược axit dạ dày dẫn đến tình trạng khó ngủ
- Dùng chất kích thích,gây nghiện: Thường xuyên lạm dung các thực phẩm và đồ uống như: rượu bia, nicotin trong thuốc lá, trà, caffein
- Tác động bên ngoài: Không gian sống chật hẹp,ẩm thấp nhiều ảnh sáng,ô nhiễm,tiếng ồn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới giấc ngủ của bạn
- Ảnh hưởng của thuốc Tây: các bệnh nền như tim mạch, huyết áp,xơ gan …
Đối tượng nguy cơ bị mất ngủ
Mất ngủ là tình trạng khá phổ biến không giới hạn độ tuổi nhưng đa phần gặp phải với đối tượng như:
- Mất ngủ ở Nữ giới: Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng mất ngủ ở nữ giới chiếm tỉ lệ khá cao so với nam giới.Thời kì tiền mãn kinh khiến cơ thể nữ giới nóng, bốc hỏa, đổ môi hôi chủ yếu về đêm và trong thời kì kinh nguyệt (hành kinh), phụ nữ đang trong quá trình mang thai, trầm cảm sau sinh cũng rất dễ
- Mất ngủ ở người trẻ: Do áp lực học tập,thi cử, thời gian làm việc quá nhiều, khiến các bạn trẻ cảm thấy lo âu áp lực,căng thẳng kéo dài
- Mất ngủ ở tuổi trung niên: Có thể nói sức khỏe ở độ tuổi này đang có chiều hướng giảm sút, sự thay đổi về tâm lý và sinh lý cũng dễ bị rối loạn giấc ngủ.
- Mất ngủ ở tuổi già: Đối với tuổi già thường sẽ gặp phải tình trạng đa bệnh tật, tâm lý cũng thay đổi hay cảm thấy cô đơn, nóng giận gây ra.
- Người đang gặp các vấn đề sức khỏe, rối loạn sức khỏe tâm thần thường có nguy cơ cao hơn người có sức khỏe tốt.
Tác hại của mất ngủ ban đêm
Tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và công việc, tinh thần của người bệnh như: trí nhớ giảm, không tập trung, mệt mỏi, thiếu năng lượng, trầm cảm lo âu..
Đáng lo ngại tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ tạo cơ hội cho những bệnh khác kéo theo làm cho cơ thể ngày càng yếu hơn
- Thiếu ngủ làm thể tích trong não bộ sẽ giảm khoảng 25% theo nghiên cứu của hội liên Hiệp Mỹ đã chứng minh thì người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng teo não.Thậm chí đột quỵ cũng khá phổ biến ở người trẻ.
- Rối loạn tâm lý, cảm xúc: bị bệnh lâu ngày sẽ khiến người bệnh xoáy vào vòng luẩn quẩn suy nghĩ tiêu cực, hay lo âu, luôn cảm thấy cô đơn, dần dần bị trầm cảm, thần kinh suy nhược, giao tiếp xã hội kém.
- Tâm lý của người bệnh sẽ thay đổi rõ rệt, cảm xúc thay đổi thất thường,lối sống khép mình,giao tiếp kém,tiêu cực dẫn đến trầm cảm, suy nhược thần kinh
- Thói quen ăn uống cũng bị thay đổi do tác động của não bộ làm cơ thể thèm ăn,hay đói tiêu thụ đồ ăn chiên rán, dầu mỡ nguy cơ bị béo phì tăng cao.
- Làn da sẽ lão hóa chảy xệ một cách rõ rệt kém săn chắc nổi mụn vì thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc.
- Chức năng sinh lý ở nam giới suy giảm khá nhiều do lượng Testosterone ít đi, khiến khả năng sinh sản cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng
- Gia tăng khả năng mắc các bệnh về ung thư,theo như nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản giấc ngủ quá ít gây nguy cơ ung thư vú đối với phụ nữ.
- Mất ngủ kéo dài tác động tới hormone gây ra các bệnh về huyết áp, tim mạch,theo một số nghiên cứu Châu Âu cho thấy có hơn 48% người bệnh mất ngủ qua đời do bệnh tim tác động
Chẩn đoán hiện tượng mất ngủ
Hiện tượng mất ngủ hiện nay được thể hiện một cách rõ ràng và qua một số chuẩn đoán và nguyên nhân như sau:
- Thời gian dành cho giấc ngủ: Bác sĩ sẽ đặt ra những câu hỏi như khoảng mấy giờ bạn bắt đầu đi ngủ và thức dậy, ban ngày bạn ngủ có quá nhiều hay không, trung bình mỗi ngày bạn dành cho giấc ngủ được mấy tiếng..Ngoài ra bác sĩ sẽ có một bài trắc nghiệm để nắm bắt được tình trạng ngủ của người bệnh.
- Kiểm tra sức khỏe tổng thể : là điều rất quan trọng chúng ta sẽ kiểm tra tổng thể, xét nghiệm máu, tình trạng về gan tuyến giáp từ đó phát hiện được nguyên nhân triệu chứng của bệnh.
- Phương pháp đo đa ký giấc ngủ:có thể nói đây là phương pháp hiện đại nhất để biết thực trạng gây rối loạn giấc ngủ,không gây đau và khá thoải mái như: Điện não, nhịp tim, luồng khí thở, cử động thở cũng như chuyển động của mắt.Từ đó Bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp
Cách trị bệnh mất ngủ
Các điều trị bệnh mất ngủ sẽ dựa vào chẩn đoán và nguyên nhân dẫ đến tình trạng mất ngủ từ đó sẽ đưa ra cách điều trị tốt nhất.Thông thường sẽ có hai phương pháp điều trị như sau:
Không dùng thuốc
Không dùng thuốc cho những trường hợp mất ngủ nhẹ như mất ngủ do thay đổi thời tiết, do môi trường, thói quen sinh hoạt, lạ chỗ ngủ,…lúc này người bệnh chưa cần dùng thuốc mà chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt đồng thời thực hiện một số liệu pháp cải thiện như:
Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT-I)bao gồm:
- Kiểm soát kích thích: liệu pháp này sẽ dần dần loại bỏ những tác động trong tâm trí gây ra tình trạng mất ngủ,phòng ngủ và giường chỉ phục vụ cho mục đích đi vào giấc ngủ, sau 30 phút vẫn không ngủ được người bệnh cần thư giãn cho đến khi buồn ngủ và quay lại giường.
- Thư giãn: Người bệnh thường dồn khá nhiều sự lo lắng, suy nghĩ sau một ngày làm việc cho nên liệu pháp thư giãn cực kì cần thiết để tinh thần được thoải mái dễ ngủ vào ban đêm.
- Hạn chế giấc ngủ: Liệu pháp này sẽ rất hữu hiệu cho người bệnh có thói quen ngủ quá nhiều vào buổi trưa và ban ngày
- Vệ sinh giấc ngủ: Liệu pháp này giúp người bệnh có một thói quen ngủ lành mạnh, khoa học nói không với thói quen xấu như dùng: rượu bia, thuốc lá, thuốc lào, trà, caffe,…
- Nhận thức và tâm lý: Liệu pháp này sẽ loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực,thiếu tự tin, mặc cảm ra khỏi tâm trí người bệnh
- Thảo dược thiên nhiên: Đây là liệu pháp sẵn có của thiên nhiên mang lại, những thảo dược dễ được thấy như: hoa cúc, tâm sen, bình vôi,.. dùng để pha uống giúp định tâm an thần tại nhà, lành tính không có bất cứ tác dụng phụ nào cả.
Dùng thuốc
Với người bệnh mất ngủ ở mức độ mãn tính được chỉ định dùng thuốc Tây có chứa các thành phần khác nhau có công dụng an thần giảm căng thẳng cơ thể dễ chìm vào giấc ngủ
Thuốc kê đơn chỉ nên dùng ngắn hạn,vì dễ gây ra tác dụng phụ như: buồn nôn, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa …,Khuyến cáo người bệnh không dùng quá liều và cần có sự theo dõi kê đơn của bác sĩ chuyên khoa.
Bằng kiểm soát gốc tự do
Gốc tự do của mỗi người sẽ chịu sự tác động của môi trường, căng thẳng stress khéo dài, đồ uống có cồn, cafein và nicotin,sinh hoạt không lành mạnh,.. gây hại cho tế bào phá hủy gốc tự do dẫn đến lượng oxy lên tới não giảm tăng nguy cơ gây nhiều bệnh lý phức tạp dẫn đến tình trạng mất ngủ, khó ngủ.
Bởi vậy kiểm soát gốc tự do là yếu tố rất rất quan trọng, Phục Thần An có chứa các thành phần đã được chứng minh có tác dụng bổ huyết,hoạt huyết, dưỡng huyết, loại bỏ gốc tự do: Thúc đẩy quá trình chuyển hóa loại bỏ các gốc tự do gây cản trở sự lưu thông máu giúp hoạt huyết, tăng cường tuần máu, ổn định huyết áp, cung cấp máu và oxy cho não và dinh dưỡng tái tạo, phục hồi tế bào thần kinh.
Được biết thần dược quý hiếm này là thành phần chính có trong sản phẩm Phục Thần An của nhà thuốc Hải Sáu với hoạt chất thiên nhiên thảo dược lành tính 100% nên được sự tin tưởng rất lớn từ hàng triệu người bệnh trong nước và ngoài nước tin dùng để có giấc ngủ ngon, dưỡng tâm, an thần.
Phòng ngừa tình trạng mất ngủ
Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh, điều trị mất ngủ là điều hết sức cần thiết. Bạn có thể cân nhắc một số mẹo dưới đây để có một giấc ngủ chất lượng như:
- Thiết lập đồng hồ sinh học: Bạn hãy tập thói quen lên giường vào lúc 22-23h và khoảng thời gian 5-6h sáng là thời điểm thích hợp để thức dậy
- Chú trọng không gian ngủ: phòng ngủ đảm bảo phải sạch sẽ rộng rãi, thoáng mát yên tĩnh có không gian riêng tư tránh bị làm phiền tiếng ồn.Bạn nên giảm độ sáng của phòng hoặc cúp đèn trước khi đi ngủ khoảng 30 phút.
- Chế độ ăn uống: Một số ít người thường có thói quen ăn rất nhiều vào bữa tối, ăn đêm dễ gây khó tiêu đầy bụng thậm chí dùng nhiều thực phẩm thức uống như: Trà, caffe, rượu bia, thuốc lá,.. gây hưng phấn hệ thần kinh dẫn đến rối loạn giấc ngủ.Thay vào đó bạn có thể uống một cốc nước ấm trước khi đi ngủ sẽ tránh nguy cơ đột quỵ, giúp cơ thể thư giãn hơn.
- Thư giãn trước khi ngủ: 1 giờ đồng hồ trước khi đi ngủ sẽ rất có ích và hữu hiệu cho việc đọc sách, thiền định, yoga một chút nhạc nhẹ sẽ làm cơ thể thư thái hơn rất nhiều hạn chế ánh sáng xanh của đồ điện thử như điện thoại máy tính
- Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe đồng thời cũng nâng cao chất lượng giấc ngủ, chạy bộ đạp xe, giãn cơ làm cho lượng khí huyết lưu thông đều cơ thể sẽ dễ ngủ và ngon giấc hơn.
Hãy sử dụng ngày Phục Thần An để định tâm,an thần nâng cao miễn dịch đề kháng, đẩy lùi tình trạng mất ngủ một cách hiệu quả.