Thường Xuyên Bị Mất Ngủ Là Bị Bệnh Gì? 10 Căn Bệnh Thường Gặp

Mỗi đêm bạn luôn phải vật lộn trên giường, thao thức, nhắm mắt mãi mà không ngủ được. Đã dùng nhiều phương pháp khác nhau mà tình trạng mất ngủ vẫn không có cải thiện.

Bạn cũng đang cảm thấy rất lo lắng không biết liệu mình có đang mắc phải bệnh lý gì hay không. Thường xuyên mất ngủ là bị bệnh gì? Làm sao để tìm lại giấc ngủ ngon. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Bạn thường phải vật lộn mỗi đêm, dùng đủ phương pháp khác nhau để “vỗ về” giấc ngủ.

dau dau chong mat buon non

Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?

Mất ngủ là một triệu chứng bình thường của cơ thể khi cảm thấy khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, vật vờ, tỉnh giấc nhiều về đêm. Mất ngủ thường xuyên được ví như “sát thủ thầm nặng” tàn phá sức khỏe nghiện trọng, hơn thế nữa mất ngủ có thể là hồi chuông cảnh báo cơ thể của bạn đang gặp phải một số bệnh lý dưới đây:

Vấn đề thể chất mạn tính

Chứng ợ nóng

Suy tim

Rối loạn cơ xương

Bệnh thận

Bệnh tuyến giáp

Các vấn đề về hô hấp

Các rối loạn thần kinh

Những người bệnh gặp vấn đề về rối loạn thần kinh, lo âu, trầm cảm đều thấy khó ngủ, thường xuyên mất ngủ về đêm. Song song đó, việc mất ngủ luôn khiến cơ thể mệt mỏi, stress, lo âu tăng nặng, nếu không có biện pháp cải thiện thì sẽ làm cho tình trạng mất ngử trở nên trầm trọng thêm.

Rối loạn lo âu

Khi cơ thể rơi vào trạng thái lo lắng kéo dài, lo sợ, hoang mang. Những người mắc chứng lo âu nói chung thường bị lo lắng, lo ợ quá mức trong thời gian dài. Ngay cả bản thân giấc ngủ của người bệnh cũng bị ảnh hưởng, họ khó đi vào giấc ngủ và không cảm thấy được nghỉ ngơi sau khi ngủ.

Chứng sợ hãi và các ​cơn khủng hoảng tâm lý

Ám ảnh, khủng hoảng tâm lý là triệu chứng thuộc về nỗi sợ hãi dữ dội liên quan đến một số đối tượng hoặc tình huống cụ thể. Sự ám ảnh lo âu làm phát sinh nhiều suy nghĩ tiêu cực, luẩn quẩn nhiều suy nghĩ trong đầu. Chính vì yếu tố này làm cho cơ thể sản sinh ra các gốc tự do, cotisol tấn công vào tế bào não, ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ,

Trong nhiều trường hợp, chứng ám ảnh, lo âu hoảng sợ cần được điều trị bằng thuốc chống lo âu trầm cảm mới có thể cải thiện được giấc ngủ.

Trầm cảm

Hầu hết người bệnh rơi vào tình trạng trầm cảm đều sẽ bị mất ngủ kiểu tỉnh giấc giữa đêm. Trong trường hợp trầm cảm nặng còn đi kèm theo triệu chứng rối loạn nhịp tim, mất ngủ là các triệu chứng nổi bật nhất.

Rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực được là giai đoạn đặc trưng của bệnh trầm cảm, tâm lý thay đổi hỗn loạn. Người bệnh thường bị rối loạn giấc ngủ, một người có thể không ngủ trong vài ngày. Sau những lần mất ngủ như vậy thường dành nhiều thời gian để ngủ bù, có thể là nhiều ngày liên tiếp, có thể đi kèm thêm rất nhiều triệu chứng bệnh khác nữa.

Tâm thần phân liệt

Đây là một loại rối loạn thần kinh điển hình có thể gây mất ngủ. Người bệnh thường không ngủ sâu, đi ngủ mãi không vào giấc, chập chờn, thao thức mãi không ngủ được

Đau đầu, đột quỵ và khối u

Những cơn đau đầu thường xuyên xuất hiện về đêm cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ. Cả đau đầu từng cơn và đau nửa đầu đều liên quan đến sự co giãn mạch máu; cơn đau xảy ra khi thành mạch máu giãn ra.

Trong thực tế, chứng đau nửa đầu làm cho giấc ngủ bị đứt quãng và giấc ngủ chập chờn. Mất ngủ cùng với các vấn đề khác như buồn nôn, chóng mặt, suy nhược cơ thể, đau đầu hoặc các bệnh về ù tai, giảm thị lực, đột quỵ. Với những tình trạng này, người bệnh cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Bệnh Parkinson

Mất ngủ là triệu chứng điển hình của người bệnh Parkinson.. Điều trị bằng thuốc ngủ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng Parkinson.

Cơ chế khoa học của tình trạng mất ngủ

Mới đây, khi phân tích dưới góc độ sinh học phân tử, các nhà khoa học phát hiện, tình trạng mất ngủ có liên quan đến sự tăng sinh quá mức các gốc tự do – “chất độc” làm tổn thương tấn công vào mạch máu não, tổn thương thành mạch trong quá trình stress, bệnh tật, ô nhiễm môi trường… Khi đó, làm giảm lượng máu và oxy lên não, gây mất ngủ, khó ngủ.

Cách cải thiện và phòng ngừa mất ngủ từ gốc

Để giúp cải thiện tình trạng mất ngủ, hãy bắt đầu với các thói quen ngủ tốt có thể giúp ngăn ngừa chứng mất ngủ và thúc đẩy giấc ngủ ngon:

Xây dựng khung giờ ngủ hàng ngày, kể cả cuối tuần.

Hoạt động thể dục mỗi ngày khoảng 30 phút thường giúp thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn.

Hạn chế ngủ trưa

Không uống thức uống chứa các chất kích thích caffeine, nicotine… vào buổi tối hoặc gần giờ ngủ.

Tránh ăn quá no, ăn vặt nhiều hoặc uống nhiều nước trước khi đi ngủ.

Bố trí không gian phòng ngủ thoải mái, thoáng đãng tạo cảm giác dễ ngủ hơn

Tắm nước ấm, đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng tự nhiên hữu ích.